Xét về nguồn gốc lịch sử thì ở thời nguyên thuỷ, lao động và vui chơi giải trí thường đan xen trong các lễ thức, đó là những phương tiện mà con người thường dùng để tham gia vào thế giới tổ tiên hay thế giới thần linh siêu nhiên. Lễ hội ở thời kỳ này vẫn chưa được tách riêng ra khởi các hoạt động sông khác của con người, như vui chơi, giải trí và lao động sản xuất. Đó chính là lễ hội sơ khai hay lễ hội nguyên hợp, tức là vẫn chưa có sự tách bạch giữa lễ và hội, với các hoạt động văn hoá khác.

Được hình thành trong thiên nhiên và tách ra khởi giới tự nhiên (hay là một bộ phận của giới tự nhiên), bởi khả năng tư duy, con người dần dần ý thức được phần nào sự nhở bé và cách biệt của mình với môi trường xung quanh.

Nhưng để tồn tại và phát triển, con người lại luôn mong muôn tiếp cận và hoà nhập vào môi trường tự nhiên. Chính vì vậy mà họ đã hoá trang thành các hình muông thú để cầu mong sự bình đẳng của mình với môi trường. Ý nghĩa đó của lễ hội hoá trang vẫn còn được duy trì, bảo lưu trong xã hội có giai cấp, nhằm mục đích khôi phục lại sự bình đẳng giữa con người với nhau, cũng như giữa con người với môi trường tự nhiên như thuở sơ khai ban đầu vậy.

Cùng với tiến trình lịch sử văn hoá của mỗi dân tộc, các nghi lễ cúng tế cũng phải tiến triển theo, và dần dần trở thành hệ thống nghi lễ rất phức tạp, đa dạng và phong phú. Sự phát triển này không nằm ngoài quy luật chung của lịch sử văn hoá nhân loại. Tiến trình văn hoá không ngừng hướng tối một sự thích nghi hoàn hảo, tức một sự hài hoà tuyệt đôi và lí tưởng giữa con người và môi trường. Và để vươn tới sự hài hoà cao hơn ấy, con người luôn luôn sáng tạo, nhằm vươn tới một sự hài hoà cao hơn, mà hoạt động thực tiễn lúc đầu vốn chỉ nhằm mục đích ích dụng, về sau mối tất yếu được đưa tới nhu cầu thẩm mĩ.

    Tương tự như vậy, các nghi lễ thờ cúng ban đầu chỉ thuần tuý mang tính ích dụng, dần dần được hoàn thiện và nhiều yếu tố đã mang tính thẩm mĩ. Tính thẩm mĩ ấy tác động vào cảm xúc con người làm cho họ ngoài việc cân bằng về mặt tâm lí, do được thoả mãn nhu cầu giao cảm với thần linh, còn gây cho họ những khoái cảm nhất định, chính vì vậy, nhu cầu vui chơi giải trí cũng được thoả mãn.

Những hoạt động lao động sản xuất thường xuyên của con người ngày càng đòi hỏi phải có thời gian để nghỉ ngơi và vui chơi giải trí, nên những yếu tố mang tính thẩm mĩ và các hoạt động vui chơi giải trí cũng ngày càng phát triển để trở thành nhu cầu không thể thiếu trong các hoạt động văn hoá cộng đồng.

Mặt khác, trải qua thòi gian dài, một số yếu tố đã được tách hẳn ra khởi cái ban đầu, và chỉ còn mang tính vui chơi giải trí thuần tuý mà thôi (như các trò chơi dân gian trong các lễ hội); và đây cũng chính là tiến trình hình thành và phát triển của lễ hội dân gian người Việt.