Tóm lại, tiến trình lịch sử của lễ hội truyền thống của người Việt đã trải qua hàng nghìn năm, nó luôn gắn liền với tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như lịch sử văn hoá của dân tộc ta. Từ các lễ hội sơ khai thời tiền sử phát triển thành hệ thông lễ hội nông nghiệp cổ thời Hùng vương, trải qua quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoá với các tôn giáo du nhập (như: Phật – Đạo – Nho giáo), qua chiếc cầu nối là tín ngưỡng dân gian bản địa, lễ hội truyền thống đã không ngừng phát triển và biến đổi làm cho mình không chỉ có nội dung phong phú, mà còn đa dạng hoá về hình thức, để tạo nên ba loại hình lễ hội chính là: lễ hội đền (miếu, điện, phủ), lễ hội chùa và lễ hội đình làng.

Cho đến những năm ởgiữa thế kỷ XIX, các loại hình lễ hội truyền thống đã có một mô hình tương đối ổn định gồm hai phần chính: phần Lễ và phần Hội. Trong nội dung và hình thức của lễ hội truyền thông có hàm chứa nhiều tinh hoa văn hoá và nét đẹp truyền thống thuộc về bản sắc văn hoá và bản lĩnh dân tộc, được bảo lưu, giữ gìn và truyền tụng từ ngàn xưa đến tận ngày nay.

Từ sau năm 1945 đến nay, lễ hội dân gian truyền thống cũng như các loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian khác đều không ngừng vận động và biến đổi khá sâu sắc. Nhất là trong giai đoạn chiến tranh kéo dài chống Pháp và chống Mĩ (từ 1946 – 1975), lễ hội cổ truyền bị xuống cấp nghiêm trọng và hầu như bị lãng quên. Chỉ có một sô” lễ hội tôn vinh các anh hùng dân tộc như: lễ hội đền Hùng vẫn duy trì là quốc lễ vào ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) hàng năm, và được Đảng và Nhà nước đứng ra tổ chức theo nghi thức quốc gia. Tuy nhiên, cũng chỉ tổ chức lễ dâng hương là chính.

Hoặc lễ hội tưởng niệm Hai Bà Trưng, lễ hội tôn thờ Trần Hưng Đạo, lễ hội tôn thờ Nguyễn Trãi, lễ hội tôn thờ Lê Lợi, lễ hội tôn thờ Nguyễn Huệ, cùng một số lễ hội lớn khác được tổ chức nhân ngày giỗ của các vị anh hùng, nhằm nêu cao truyền thống lịch sử và truyền thống văn hoá của dân tộc ta cho mọi tầng lóp nhân dân lao động kế thừa và phát huy.