Dưới cấp quận chưa có tổ chức hành chính mới nào. Chế độ lạc tướng và tổ chức chính quyền ở các công xã nông thôn cổ truyền vẫn mặc nhiên tồn tại. Nói cách khác, tổ chức hành chính – vùng (bộ, công xã) của ngưởi Việt vẫn còn tồn tại. Các lạc tướng vẫn cai trị dân ở địa phương minh như cũ, họ chỉ nộp cống cho triều đình Phiên Ngung thông qua hai viên sứ giả của vua Triệu.

Hai quan điền sứ của nhà Triệu đã tiến hành lập sổ hộ khẩu cư dân của hai quận Giao Chỉ và cửu Chân, tổng số kê khai được 40 vạn dân. Như vậy, cơ sở xã hội của Âu Lạc cũ chưa bị động chạm nhiều và sử sách cũ cũng không thấy ghi chép một biến động chính trị lớn nào ở Giao Chỉ và Cửu Chân trong hơn 60 năm thống trị của nhà Triệu.

Tổ chức bộ máy chính quyền đô hộ giai đoạn 179 tr.CN-40

Năm 111 tr.CN, nhà Hán (từ 206 tr.CN – 85), chiếm được nước Nam Việt, trong đó có Âu Lạc cũ. Nhà Tây Hán (giai đoạn đầu của nhà Hán) cũng chia nước thành quận, huyện theo mô hình đơn vị hành chính nước Tần trước đây, trong đó có cả vùng đất mới chiếm được gồm 9 quận là: Đạm Nhĩ, Chu Nhai (đảo Hải Nam), Nam Hải, Hợp Phố (Quảng Đông), Uất Lâm, Thương Ngô (Quảng Tây), Giao Chỉ (Bắc Bộ), Cửu Chân (Thanh Nghệ Tĩnh), Nhật Nam (từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân), trong đó Giao Chỉ và Cửu Chân là hai quận cũ có từ thời nhà Triệu và là địa bàn sinh sống của dân Âu Lạc, còn Nhật Nam là quận mới được thành lập trên phần đất mới chiếm được của ngưởi Chàm Pa.

     Sau đó, ở nước Hán hình thành thêm một cấp hành chính trên cấp quận gọi là Châu và từ năm 106 tr.CN trở đi, miền đất thuộc Nam Việt cũ được đặt thành châu Giao Chỉ, trụ sở đặt ở quận Giao Chỉ là quận lớn nhất và quan trọng nhất. Đứng đầu cấp Châu là chức Thứ Sử, đứng đầu mỗi quận là một viên thái thú chủ yếu quản lí về hành chính, dân sự, giúp việc cho thái thú có Đô Uý chỉ huy quân sự. Dưới cấp quận là cấp huyện (từ cấp bộ đổi thành).(1) Các lạc tướng vẫn nắm quyền cai trị, cha truyền con nối nhưng được đổi gọi là huyện lệnh. Như vậy, so với nhà Triệu, nhà Hán đã tiến thêm một bước trong việc tổ chức bộ máy đô hộ: Bộ máy chính quyền đô hộ đã cai trị trực tiếp ở châu, quận và thứ sử, thái thú là các quan cai trị chứ không chỉ là sứ giả như trước đây. Tuy nhiên, từ cấp huyện trở xuống về cơ bản chưa có gì thay đổi. Những năm đầu công nguyên, triều đình phong kiến phương Bắc rối loạn. Vương Mãng cướp ngôi nhà Tây Hán lập ra nhà Tấn (8 – 23). Trong 15 năm đó, quan lại nhà Tây Hán ở Châu Giao Chỉ hầu như trở thành một chính quyền cát cứ và bộ máy cai trị không có gì thay đổi.