Nhân Bản là không phân cách con người qua sự khác biệt, mà quan sát những nhân duyên của sự khác biệt, để ý thức rắng : tôi cũng có thể như người ấy, một cách bình đẳng, hài hòa.
Nhân Bản cũng là không áp đặt một Chân Lý siêu việt, cái chân lý của tôi, Đạo tôi, thày tôi … được dùng để phê phán phần còn lại của loài người, mà khiêm tốn đi tìm sự thật của người khác, như thể tôi là họ.
Vì con người chỉ có thể hiện hữu trong sự phức biến (không thể có hai con người giống nhau), nên tôn trọng sự phức biến chính là tôn trọng con người. Các quan điểm “siêu việt”, “phổ quát”, phải nhường chỗ cho quan điểm “toàn bộ” : chủ thuyết chính trị không thể đem lại thiên đường nơi hạ giới, niềm tin tôn giáo không phải là những sự thật bất biến, tân tiến chỉ là một ảo tưởng, lịch sử không có hướng đi, đó là những phủ nhận cần thiết để cho toàn bộ con người và thiên nhiên có thể chung sống hài hòa với nhau.
Những bám víu vào chủ thuyết, tôn giáo, tân tiến, hướng đi của lịch sử … chỉ dẫn đến tàn hại, tang thương.
Quan niệm Văn Minh, trong điều kiện ấy, sẽ quay trở về một trong những nghĩa gốc của nó, của chữ “civilisation”, đến từ civilis : lịch sự !
Nguyễn Hoài Vân
18/8/2015