“Tình yêu Sophia” là một mối tình vĩnh viễn dở dang …

Nghĩa chữ Philo-Sophia, là Yêu Sophia. Theo Anatole Bailly một nhà Hy Lạp học thế kỷ 19, thì Sophia, Sophos, có nghĩa gốc là “khéo léo trong những nghệ thuật cơ khí” (être habile dans les arts mécaniques). Từ quan điểm đó, ý nghĩa đầu tiên của Philosophia là “yêu khoa học”, sau mới nới rộng thành “yêu hiểu biết”.

Khoa học – Science, thì đến từ “scire” là “biết” …

Nếu lấy chữ “Triết” của Tàu thì có nghĩa là “sáng suốt”, bao gồm : “chiết” là “bẻ ra”, hàm ý “phân tích”, và “khẩu” là “nói”. Như thế, có thể định nghĩa “triết” theo chữ viết là : “lời phân tích” một sự kiện.

Tiêu chuẩn của Triết hay Khoa Học đều phải đặt trên “tam giác tổng yếu” : điều anh “tin”, là một giả thuyết, phải được kiểm chứng bằng thực nghiệm VÀ bằng lý luận (cả hai !). Sự kiểm chứng, từ vài thế kỷ nay, nhanh chóng và hữu hiệu hơn trong trường hợp khoa học vật chất, cho ra cảm tưởng khoa học vật chất dẫn đường cho triết học. Thực ra, không vấn đề nào đặt ra bởi khoa học mà không phải là một vấn đề triết học. Cũng có thể nhận xét là trường phái tiêu biểu nhất cho triết học hiện đại, là “triết học phân tích” (philosophie analytique), hoàn toan gắn liền với khoa học.

Mặt khác, bản chất của khoa học và triết học, đều là một tiến trình phủ định, rồi phủ định của phủ định, thể hiện hành trình suy tư không có điểm dừng của loài người. Sở dĩ không có điểm dừng vì trong suốt lịch sử hiện hữu của mình, con người luôn bị lôi cuốn bời câu hỏi : “có gì ở bên kia chân trời ?”. Tâm lý này đã thôi thúc những cộng đồng người phát sinh ở Phi Châu lặn lội đi khắp nơi trên thế giới, bên ngoài những thôi thúc của việc mưu sinh, đến tận các hòn đảo xa xôi trên Thái Bình Dương, hay những miền đất lạnh lẽo hoang vu miền Cực Bắc …

Nói cách khác, đành rằng không thể đạt đến “sự vật tự thân”, “sự vật như nó là” (như thị), nhưng không phải vì thế mà con đường tìm biết sự vật không  tiếp tục, khi nào loài người còn tồn tại, với những câu hỏi như : “có những gì để biết ?” và “tôi có thể biết được những gì ?”

Cô nàng Sophia, diễm kiều và bí ẩn, sẽ luôn mãi như chân trời kia, đến gần thì lại xa đi, khiến “tình yêu Sophia” là một mối tình vĩnh viễn dở dang …

Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng xem xét ví dụ sau:

Tranh luận “A có phải là B hay không?” là dạng tranh luận cơ bản mà chúng ta rất hay gặp. Thông thường nếu khái niệm về A, B được nhiều người cùng hiểu một cách tương đối thống nhất (đã xác định rõ nội hàm của A và của B) thì “A coi là B” khi xác thực được theo 1 trong 2 hướng sau:

  • Hướng 1: “A là B” nếu như A mang hầu hết các nội hàm cơ bản, bản chất của B
  • Hướng 2: “A là B” nếu ngoại diên của A thuộc (nằm trong hay xấp xỉ) ngoại diên của B

Nhưng trong trường hợp tranh luận mà: A là “Triết học” còn B là “Khoa học”, nhiều người trong chúng ta còn chưa xác quyết được “Triết học có là Khoa học hay không?” do 4 nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân 1- Không hiểu rõ về A – định nghĩa khoa học: có thể hiểu rất rõ một vài ngành khoa học cụ thể như vật lý học, toán học hay tâm lý học,… nhưng một số người lại chưa hiểu hết về khoa học nói chung.

  1. Khoa học theo từ gốc tiếng La tinh là Tri thức; làm khoa học là làm công tác nghiên cứu, khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội. Công việc của khoa học gia là tìm cách gia tăng hiểu biết của con người về cách thức hoạt động của thế giới vật chất xung quanh. Phạm vi của khoa học là nghiên cứu thực nghiệm và dùng sự suy lý để suy xét hiện tượng tự nhiên. Các khoa học gia quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu thập dữ liệu, phân tích thông tin để giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện tượng. Một trong những cách thức đó là phương pháp thử nghiệm nhằm mô phỏng hiện tượng tự nhiên dưới điều kiện kiểm soát được và các ý tưởng thử nghiệm.
  2. Kiến thức khoa học thu được bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội.
  3. Ta phân biệt 2 hệ thống tri thức: tri thức thông thường và tri thức khoa học. Nhận thức khoa học là bậc thang cao hơn của nhận thức thông thường:
    • Nhận thức thông thường (tiền khoa học): hình thành tự phát/ bán tự phát, mang tính kinh nghiệm, trực tiếp từ cuộc sống. Nó có trước và là nguồn tư liệu của khoa học. Sắc thái phản ánh trực tiếp, cụ thể và phong phú. Nó tác động thường xuyên, phổ biến chi phối hoạt động của mọi người trong đời sống.
    • Nhận thức khoa học: bước tiến mới tự giác mang tính khái quát, trừu tượng hóa và chính xác hóa cao. Nghiên cứu các khách thể khách quan, quy luật biến đổi của khách thể dựa theo sự thật và lý trí. Tri thức tạo ra mang tính hệ thống, tính chặt chẽ logic và có căn cứ. Có sử dụng hệ thống các phương tiện và phương pháp chuyên môn.

Nguyên nhân 2 – Không hiểu rõ hay thống nhất được về B – định nghĩa “triết học” là gì? – đây là một điều hay gặp, kể cả triết gia (nhất là nhiều người chưa hiểu sứ mệnh, vấn đề triết học giải quyết, công cụ/ phương pháp làm việc, kết quả triết học…)

  1. Triết học theo từ gốc tiếng Hy Lạp là quý chuộng và lòng yêu mến sự thông thái – một thái độ luôn tìm kiếm, luôn nghi vấn với lý tưởng để đời sống con người luôn tốt đẹp hơn. Triết học không có chủ đề xác định, chưa được đồng thuận, với nhiều người nó rất huyền bí và có nhiều nội dung, có nhiều sứ mệnh khác nhau dựa theo những quan điểm khác nhau.
  2. Sản phẩm của triết học là tri thức đặc biệt là minh triết về con người, thế giới, Thượng Đế, đời sống cá nhân tốt đẹp, đời sống xã hội tốt đẹp… mọi thứ từ cứu cánh cuộc đời đến bản chất của vạn vật. Do đó nó bao quát nhiều chủ điểm của khoa học, vượt trên cái thực nghiệm đi vào cái lý tưởng/ siêu việt, nó là mối quan tâm của tất cả mọi người và nếu ai đó còn khao khát chân lý tối hậu, ưa thích, say mê sự thông thái, hỏi đáp câu hỏi “Tại sao” cho đến cùng đều có thể tham gia triết học.

Nguyên nhân 3 – Sử dụng định nghĩa ““triết học là ngành khoa học về tự nhiên, xã hội, tư duy… “” theo một số SGK về triết học của Việt Nam có nghĩa là Triết học đã được định nghĩa thông qua Khoa học. Với cách hiểu A thông qua B như vậy thì đã hình thành cách hiểu ngầm “A là B” mất rồi. Với trường hợp này, để tránh sự hiểu nhầm “A chính là B” hay A và B là một, cần xem xét lại định nghĩa của A để phân định được thế nào là A, thế nào không phải là A; cũng như xem lại định nghĩa của B để phân định thế nào là B, thế nào không phải là B. Và sau khi hiểu về A rồi, về B rồi chúng ta mới có thể trả lời chính xác “A có là B không?”

Nguyên nhân 4 – A và B đang vận động, biến đổi chính nội hàm về nó làm cho A trở nên ngày một khác A, B ngày một khác B. Cụ thể, “Triết học” và “Khoa học” đang phát triển (khoa học phát triển hết sức mạnh mẽ), đang tương tác lẫn nhau và vẫn đang liên tục xác định lại phạm vi nghiên cứu của mình.

1. Theo lịch sử phát triển, triết học luôn gắn liền với khoa học và cùng ảnh hưởng thay đổi cuộc sống của con người, xã hội. Thời cổ đại, triết học đồng nhất với khoa học tự nhiên, triết gia đồng thời là nhà khoa học. Khoa học ngày một phát triển, khoa học tách dần khỏi triết học, trở nên độc lập. Ngay trong khoa học, đến mức hiểu biết nhất định, các ngành khoa học phân ngành/ hợp ngành liên tục hình thành nên vô số ngành khoa học liên thông và độc lập tương đối với nhau, đối tượng/ hiện tượng ngày một chuyên biệt, câu hỏi đặt ra và công cụ/ phương pháp của khoa học ngày một gia tăng.

Ví dụ ta có một số loại hiện tượng khách quan như sau:

a- Hiện tượng có cộng đồng nghề nghiệp làm công tác nghiên cứu và ứng dụng các ngành khoa học khác nhau dẫn tới hình thành chuyên ngành “khoa học về khoa học – Khoa học luận” tách riêng khỏi khoa học xã hội, nhằm mục đích chuyên môn hóa hoạt động khoa học*)
b- Hiện tượng có nhiều triết gia trên thế giới suy tư triết học dẫn tới hình thành chuyên ngành “khoa học về triết học” tách riêng khỏi khoa học xã hội. Tiến hành so sánh, phân loại, tổng hợp và hệ thống hóa thành tựu, ý tưởng triết học của các triết gia trong lịch sử loài người, cung cấp để tăng cường hiệu quả, tính chuyên nghiệp của triết gia, công tác triết lý.
c- Hiện tượng có nhiều người theo đuổi và mang những trạng thái hạnh phúc rất đa dạng dẫn tới hình thành chuyên ngành “hạnh phúc học”. Quan điểm và biện pháp khác nhau để có hạnh phúc của mọi người là dữ liệu để các nhà khoa học nghiên cứu về hạnh phúc.

2. Trong khi đó, triết gia vẫn bám đuổi một số câu hỏi căn bản, gốc gác nhất là những câu hỏi muôn thuở về cuộc đời, vẫn trong phạm vi tư biện và suy ngẫm bất tận mà kết quả là các dòng, các đạo giáo, các trường phái, quan điểm khác nhau làm nên bức tranh trí tuệ, đạo đức phong phú của loài người. Do triết học bị phấn tách nhiều chủ điểm, vấn đề và chuyển sang khoa học như các môn khoa học tự nhiên, tâm lý học, các môn khoa học, môn đạo đức học, môn mỹ học, môn logic học… nên một số vấn đề vũ trụ quan, bản thể luận, các vấn đề nhận thức luận, phương pháp luận, nhân sinh quan như ý nghĩa cuộc sống, phong cách sống… Ngay các vấn đề đó cũng đang bị co hẹp lại nhưng nó vẫn giữ vị trí riêng biệt bên ngoài các ngành khoa học cụ thể. Mối liên hệ giữa triết học với khoa học là:

a- thành tựu khoa học để thẩm định, minh chứng, làm rõ hay phản bác cho các kết luận triết học. Khoa học càng tiến bộ thì càng giải đáp được một số câu hỏi của triết học, đặc biệt là những câu hỏi về thế giới, tư duy, ý thức… Một số thành tựu khoa học đặt ra những vấn đề mới thậm chí tạo nên sự khủng hoảng hay bước nhảy mới cho triết học (ví dụ: chủ nghĩa duy khoa học, vấn nạn mê tín & ảo tưởng về khoa học, giá trị / ý nghĩa của khoa học)
b- các kết luận triết học gợi ý cho khoa học các giả thiết và định hướng tiến bộ, lộ trình khám phá chi tiết, toàn diện thế giới cũng như cung cấp cho khoa học phương pháp luận nghiên cứu các đối tượng

Tranh luận “Triết học có là khoa học hay không” chính là dịp tìm hiểu lại, làm rõ nét các nội hàm của khái niệm “Triết học”, “Khoa học” cũng như xem lại sự hình thành và phát triển của “Triết học”, “Khoa học” từ xưa đến nay. Kết luận “Triết học là khoa học không?” sẽ phản ánh, chịu chi phối và hoàn thiện quan điểm về triết học của mỗi người.

Nếu quan tâm đến Triết học, bạn cần tìm hiểu rõ mục đích và giá trị của triết học, những vấn đề triết gia lý giải và biện pháp triết gia trả lời các vấn đề đặt ra trong tương quan giống nhau và khác nhau với mục đích, phương thức và sử dụng kết luận khoa học từ các nhà khoa học. Đó là ý nghĩa của việc tranh luận Triết học có là khoa học hay không.Tranh luận “A có phải là B hay không?” là dạng tranh luận cơ bản mà chúng ta rất hay gặp. Thông thường nếu khái niệm về A, B được nhiều người cùng hiểu một cách tương đối thống nhất (đã xác định rõ nội hàm của A và của B) thì “A coi là B” khi xác thực được theo 1 trong 2 hướng sau:

  • Hướng 1: “A là B” nếu như A mang hầu hết các nội hàm cơ bản, bản chất của B
  • Hướng 2: “A là B” nếu ngoại diên của A thuộc (nằm trong hay xấp xỉ) ngoại diên của B

Nhưng trong trường hợp tranh luận mà: A là “Triết học” còn B là “Khoa học”, nhiều người trong chúng ta còn chưa xác quyết được “Triết học có là Khoa học hay không?” do 4 nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân 1- Không hiểu rõ về A – định nghĩa khoa học: có thể hiểu rất rõ một vài ngành khoa học cụ thể như vật lý học, toán học hay tâm lý học,… nhưng một số người lại chưa hiểu hết về khoa học nói chung.

  1. Khoa học theo từ gốc tiếng La tinh là Tri thức; làm khoa học là làm công tác nghiên cứu, khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội. Công việc của khoa học gia là tìm cách gia tăng hiểu biết của con người về cách thức hoạt động của thế giới vật chất xung quanh. Phạm vi của khoa học là nghiên cứu thực nghiệm và dùng sự suy lý để suy xét hiện tượng tự nhiên. Các khoa học gia quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu thập dữ liệu, phân tích thông tin để giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện tượng. Một trong những cách thức đó là phương pháp thử nghiệm nhằm mô phỏng hiện tượng tự nhiên dưới điều kiện kiểm soát được và các ý tưởng thử nghiệm.
  2. Kiến thức khoa học thu được bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội.
  3. Ta phân biệt 2 hệ thống tri thức: tri thức thông thường và tri thức khoa học. Nhận thức khoa học là bậc thang cao hơn của nhận thức thông thường:
    • Nhận thức thông thường (tiền khoa học): hình thành tự phát/ bán tự phát, mang tính kinh nghiệm, trực tiếp từ cuộc sống. Nó có trước và là nguồn tư liệu của khoa học. Sắc thái phản ánh trực tiếp, cụ thể và phong phú. Nó tác động thường xuyên, phổ biến chi phối hoạt động của mọi người trong đời sống.
    • Nhận thức khoa học: bước tiến mới tự giác mang tính khái quát, trừu tượng hóa và chính xác hóa cao. Nghiên cứu các khách thể khách quan, quy luật biến đổi của khách thể dựa theo sự thật và lý trí. Tri thức tạo ra mang tính hệ thống, tính chặt chẽ logic và có căn cứ. Có sử dụng hệ thống các phương tiện và phương pháp chuyên môn.

Nguyên nhân 2 – Không hiểu rõ hay thống nhất được về B – định nghĩa “triết học” là gì? – đây là một điều hay gặp, kể cả triết gia (nhất là nhiều người chưa hiểu sứ mệnh, vấn đề triết học giải quyết, công cụ/ phương pháp làm việc, kết quả triết học…)

  1. Triết học theo từ gốc tiếng Hy Lạp là quý chuộng và lòng yêu mến sự thông thái – một thái độ luôn tìm kiếm, luôn nghi vấn với lý tưởng để đời sống con người luôn tốt đẹp hơn. Triết học không có chủ đề xác định, chưa được đồng thuận, với nhiều người nó rất huyền bí và có nhiều nội dung, có nhiều sứ mệnh khác nhau dựa theo những quan điểm khác nhau.
  2. Sản phẩm của triết học là tri thức đặc biệt là minh triết về con người, thế giới, Thượng Đế, đời sống cá nhân tốt đẹp, đời sống xã hội tốt đẹp… mọi thứ từ cứu cánh cuộc đời đến bản chất của vạn vật. Do đó nó bao quát nhiều chủ điểm của khoa học, vượt trên cái thực nghiệm đi vào cái lý tưởng/ siêu việt, nó là mối quan tâm của tất cả mọi người và nếu ai đó còn khao khát chân lý tối hậu, ưa thích, say mê sự thông thái, hỏi đáp câu hỏi “Tại sao” cho đến cùng đều có thể tham gia triết học.

Nguyên nhân 3 – Sử dụng định nghĩa ““triết học là ngành khoa học về tự nhiên, xã hội, tư duy… “” theo một số SGK về triết học của Việt Nam có nghĩa là Triết học đã được định nghĩa thông qua Khoa học. Với cách hiểu A thông qua B như vậy thì đã hình thành cách hiểu ngầm “A là B” mất rồi. Với trường hợp này, để tránh sự hiểu nhầm “A chính là B” hay A và B là một, cần xem xét lại định nghĩa của A để phân định được thế nào là A, thế nào không phải là A; cũng như xem lại định nghĩa của B để phân định thế nào là B, thế nào không phải là B. Và sau khi hiểu về A rồi, về B rồi chúng ta mới có thể trả lời chính xác “A có là B không?”

Nguyên nhân 4 – A và B đang vận động, biến đổi chính nội hàm về nó làm cho A trở nên ngày một khác A, B ngày một khác B. Cụ thể, “Triết học” và “Khoa học” đang phát triển (khoa học phát triển hết sức mạnh mẽ), đang tương tác lẫn nhau và vẫn đang liên tục xác định lại phạm vi nghiên cứu của mình.

1. Theo lịch sử phát triển, triết học luôn gắn liền với khoa học và cùng ảnh hưởng thay đổi cuộc sống của con người, xã hội. Thời cổ đại, triết học đồng nhất với khoa học tự nhiên, triết gia đồng thời là nhà khoa học. Khoa học ngày một phát triển, khoa học tách dần khỏi triết học, trở nên độc lập. Ngay trong khoa học, đến mức hiểu biết nhất định, các ngành khoa học phân ngành/ hợp ngành liên tục hình thành nên vô số ngành khoa học liên thông và độc lập tương đối với nhau, đối tượng/ hiện tượng ngày một chuyên biệt, câu hỏi đặt ra và công cụ/ phương pháp của khoa học ngày một gia tăng.

Ví dụ ta có một số loại hiện tượng khách quan như sau:

a- Hiện tượng có cộng đồng nghề nghiệp làm công tác nghiên cứu và ứng dụng các ngành khoa học khác nhau dẫn tới hình thành chuyên ngành “khoa học về khoa học – Khoa học luận” tách riêng khỏi khoa học xã hội, nhằm mục đích chuyên môn hóa hoạt động khoa học*)
b- Hiện tượng có nhiều triết gia trên thế giới suy tư triết học dẫn tới hình thành chuyên ngành “khoa học về triết học” tách riêng khỏi khoa học xã hội. Tiến hành so sánh, phân loại, tổng hợp và hệ thống hóa thành tựu, ý tưởng triết học của các triết gia trong lịch sử loài người, cung cấp để tăng cường hiệu quả, tính chuyên nghiệp của triết gia, công tác triết lý.
c- Hiện tượng có nhiều người theo đuổi và mang những trạng thái hạnh phúc rất đa dạng dẫn tới hình thành chuyên ngành “hạnh phúc học”. Quan điểm và biện pháp khác nhau để có hạnh phúc của mọi người là dữ liệu để các nhà khoa học nghiên cứu về hạnh phúc.

2. Trong khi đó, triết gia vẫn bám đuổi một số câu hỏi căn bản, gốc gác nhất là những câu hỏi muôn thuở về cuộc đời, vẫn trong phạm vi tư biện và suy ngẫm bất tận mà kết quả là các dòng, các đạo giáo, các trường phái, quan điểm khác nhau làm nên bức tranh trí tuệ, đạo đức phong phú của loài người. Do triết học bị phấn tách nhiều chủ điểm, vấn đề và chuyển sang khoa học như các môn khoa học tự nhiên, tâm lý học, các môn khoa học, môn đạo đức học, môn mỹ học, môn logic học… nên một số vấn đề vũ trụ quan, bản thể luận, các vấn đề nhận thức luận, phương pháp luận, nhân sinh quan như ý nghĩa cuộc sống, phong cách sống… Ngay các vấn đề đó cũng đang bị co hẹp lại nhưng nó vẫn giữ vị trí riêng biệt bên ngoài các ngành khoa học cụ thể. Mối liên hệ giữa triết học với khoa học là:

a- thành tựu khoa học để thẩm định, minh chứng, làm rõ hay phản bác cho các kết luận triết học. Khoa học càng tiến bộ thì càng giải đáp được một số câu hỏi của triết học, đặc biệt là những câu hỏi về thế giới, tư duy, ý thức… Một số thành tựu khoa học đặt ra những vấn đề mới thậm chí tạo nên sự khủng hoảng hay bước nhảy mới cho triết học (ví dụ: chủ nghĩa duy khoa học, vấn nạn mê tín & ảo tưởng về khoa học, giá trị / ý nghĩa của khoa học)
b- các kết luận triết học gợi ý cho khoa học các giả thiết và định hướng tiến bộ, lộ trình khám phá chi tiết, toàn diện thế giới cũng như cung cấp cho khoa học phương pháp luận nghiên cứu các đối tượng

Tranh luận “Triết học có là khoa học hay không” chính là dịp tìm hiểu lại, làm rõ nét các nội hàm của khái niệm “Triết học”, “Khoa học” cũng như xem lại sự hình thành và phát triển của “Triết học”, “Khoa học” từ xưa đến nay. Kết luận “Triết học là khoa học không?” sẽ phản ánh, chịu chi phối và hoàn thiện quan điểm về triết học của mỗi người.

Nếu quan tâm đến Triết học, bạn cần tìm hiểu rõ mục đích và giá trị của triết học, những vấn đề triết gia lý giải và biện pháp triết gia trả lời các vấn đề đặt ra trong tương quan giống nhau và khác nhau với mục đích, phương thức và sử dụng kết luận khoa học từ các nhà khoa học. Đó là ý nghĩa của việc tranh luận Triết học có là khoa học hay không.