Bàn thờ gia tiên được bài trí theo học thuyết Thiên – Địa – Nhân hợp nhất. Trời (Cha) ở ngôi cao Chí Tôn tượng trưng là Đỉnh thờ, tiếp đến Thổ Thần (đất là mẹ), sau đó là (Nhân) bát hương ở giữa thờ (Gia tiên nội ngoại), Bát hương bên trái thờ Thổ địa, bát hương bên phải thờ Tổ cô, mãnh tướng. Ngoài ra trên ban còn có 03 chiếc ly đựng nước đặt trên chiếc thuyền Rồng, đôi chim Hạc chân đế Rùa (tượng trưng cho chữ Thọ).

Ngoài ra còn lọ hoa, chân nến, hoặc đôi đèn quang phổ, Mâm ngũ quả (ngũ hành) bao gồm: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, một chiếc đĩa đặt tiền vàng và sớ dâng. Bài vị của dòng họ đặt trong cùng sau Đỉnh thờ, bát hương gia tiên.

Đồ thờ phụng gốm sứ hoặc đồ đồng tùy theo gia cảnh.

Đối với các thứ cho vào trong bát hương
(Rửa sạch bát hương và tẩy trần bằng rượu gừng).

1.     Để làm  cốt bát hương : Mỗi bát hương mua 1 thẻ hương thơm loại to.

2.     Đốt để hóa số hương đó, cho mỗi tàn tro của 1 thẻ hương đó để riêng  gói vào 1 tờ giấy bản. Nếu tôn 3 bát hương sẽ có ba gói, mỗi gói có tro của 5 thẻ hương.

3.     Mỗi bát hương cần 01 bộ chân kim  yểm bát hương : Gồm miếng vàng, miếng bạc thật làm cốt bát hương.

4.     Mỗi bát hương cần mang theo 1 lễ tiền vàng.

5.     Một đồng tiền bằng kim loại 500 đồng đã qua sử dụng.

6.     Cách bài trí xem ảnh.