
Người ta có thể đoán định được rằng lễ hội đã xuất hiện từ rất xa xưa; và nguồn gốc cổ xưa của nó có lẽ có từ trước thời kỳ văn hoá Đông Sơn, gần như cùng với việc hình thành những cộng đồng đầu tiên trên dải đất Việt Nam. Con người là động vật bậc cao, có ý thức và biết tư duy. Ngay từ thuở khai thiên lập địa, con người đã thấy được sự nhở bé của mình, trước sự kỳ vĩ của thiên nhiên và vũ trụ bao la. Những bí ẩn của thiên nhiên, mà trí tuệ ngây thơ khi đó của con người không thể lí giải nổi, được tiềm thức của con người ghi nhận, như một sự phi phàm linh thiêng. Chính vì vậy mà tín ngưỡng sơ khai và tôn giáo nguyên thuỷ ra đời.
Để bày tở đức tin và tôn kính trước các hiện tượng thiên nhiên bí ẩn đó, người xưa đã làm một số động tác, mà họ cho là cung kính và linh thiêng nhất. Ví như, người xưa cho rằng hiện tượng mưa là do thần Sấm hay thần Sét làm ra, cho nên muôn cầu mưa thì họ cử hành tê lễ nhằm tác động vào thần linh bằng cách mô phởng tiếng sấm hay sét để gọi mưa bằng các động tác đánh trông, gõ chiêng. Tuy nhiên, có nơi người ta lại quan niệm rằng mưa là do thần Mặt Trời làm ra.