Có ba loại con nuôi: Con nuôi chính thức, con nuôi danh nghĩa và con nuôi giả vờ.
Con nuối chính thức: có hai loại:
– Con lập tự: Gia đình, không có con trai, nuôi con anh em ruột hoặc nuôi con anh em chứ bác ruột. Có thể nuôi từ bé, hoặc lớn lễn rồi mới nuôi, thậm chí có người đã thành gia thất, có con rồi mới được nhận làm con nuôi, Người con nuôi lập tự do chịu trách nhiệm săn sóc, nuôi dưỡng cha mẹ nuôi lúc tuổi già và hương khói tang tế sau khi mất, nên được hưởng quyền thừa kế gia tài hơn cả những người con gái do chính cha mẹ sinh, ra, vì con gái là “Con người ta”, sau khi gả chồng lo cơ nghiệp nhà chồng.
Con nuôi lập tự được hưởng ruộng hương hởa, n.ếu cha mẹ nuôi là tộc trưởng, được họ hàng chấp nhận là cùng huyết thống nội thân, được họ hàng chấp nhận là cùng huyết thống nội thân. Nếu người con nuôi lập tự là con thứ của ống em thì con của người c.on trưởng của ông lỉm vẫn phải gọi người con nuôi lập tự được bằng bác (đáng lẽ gọi là chú). Khi cha mẹ nuôi chết, tang chế có vợ chồng người lập tự củng ba năm như cha mẹ đẻ. Trường hợp cha mẹ đẻ chết trước, phải xin phép cha mẹ nuôi mới được về chị 1 tang, nhưng không đơợc phép mặc áo sổ gấu, khăn ngang không được để bai giải bằng nhau. Khi cha mẹ nuôi đă sinh ra con trai thì thôi quyèn lập tự nhưng vẫn là con nuôi được hưởng quyền thừa kế như các người con khác.
– Con nuối hạ phóng thích
Có mấy trường hợp.
+ Con hoang thai nuôi từ lúc mới sinh. Có nhà hiếm hoi dặn từ trước, khi sinh đẻ thì đón về, sản phi: được bồi dưỡng một ít tiên và sau đó không được quyền nhận hay thăm con
+ Con mồ côi hay con nhà nghèo khó, đem về nuôi làm phúc, mặc đầu khống hiếm hoi. Nếu nuôi thực sự từ lúc còn nhở cũng được hưởng mọi quyền lợi trong gia đình. Cha mẹ nuôi cũng có trách nhiệm dựng vợ gả chồng:, sống nuôi chết chôn, cũng được cha mẹ nuôi chia cho một phân gia tài khi ra ở riêng. Trường hợp cha mẹ nuôi không có con trai cũng có thể lập người con này làm thừa tự., song không được can dự vào phần hương hởa, tự điền cũng như việc họ bỏi lẽ khác dòng máu, không được họ chấp nhận.
Tang chế đối với cha mẹ nuôi cũng ba năm như cha mẹ ruột, nhưng đối với họ hàng bên bố mẹ nuôi thì không tang. Trừ trường hợp con nuôi đã mang họ của bố nuôi, không biết bố đẻ (hoang thai) và đá được họ hàng chấp nhận thì mọi lễ nghi hiếu hỷ, tang chế đều như người trong họ, song vẫn khôn được hưởng hương hởa, tự điên. Nếu bố nuôi là tộc trưởng vẫn không được kế tộc trưởng mà vai tộc trưởng thuộc con trai trưởng của chú em.