1. Lễ hội Bánh chưng – Bánh giầy  được  nhân dân Sầm Sơn tổ chức hằng năm :

Lễ hội bánh Chưng – bánh Giầy được tổ chức tại Đền Độc Cước hàng năm. Được tổ chức vào ngày 12 tháng 5 (âm lịch) hằng năm tại đền Độc Cước. Nội dung chính của lễ hội là tế lễ, cầu mưa và thi làm bánh Chưng, bánh Giầy

2. Lễ hội Cầu Ngư Bơi Chải

Nghi thức tế lễ trang nghiêm trước khi bước vào lễ hội Cầu Ngư Bơi Chải

Được tổ chức vào ngày rằm tháng 5 (âm lịch) hàng năm tại cửa biển Lạch Hới. Người dân tổ chức đu thuyền để tỏ lòng tôn kính vị thần biển, thần Mặt Trăng, thần Độc Cước đã che chở, phù hộ cho nhân dân trong vùng.

3. Lễ hội Trà Cổ ( từ ngày 29 tháng 5 đến 6 tháng 6 âm lịch): Lễ hội dân gian Trà Cổ diễn ra tại làng Trà Cổ, thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Hội làng Trà Cổ diễn ra trong 7 ngày với các nghi thức rước từ Trà Cổ về quê tổ Ðồ Sơn, rồi từ Ðồ Sơn quay về Trà Cổ, mồng 1 tháng 6 âm lịch là ngày vào hội rước Vua ra bể (còn gọi là rước vua ra Miếu) với nghi thức gồm một đội quân cầm vũ khí, cờ thần, phường bát âm.

Sau lễ rước là cuộc thi các sản phẩm chăn nuôi trồng trọt. Nét độc đáo của hội Trà Cổ là hội thi làm cỗ, thi nấu ăn, ai nấu ăn giỏi đều được cả làng biết đến. Ngày mồng 6 tháng 6 âm lịch là ngày kết thúc hội có múa bông. Trong ngày múa bông, người ta cầu mong trời đất thần linh phù trợ cho đánh bắt được nhiều cá tôm, buôn bán phát đạt, chăn nuôi, trồng cây tươi tốt, cuộc sống ấm no.

4. Hội Yên Lập(tháng 5 âm lịch)

Hội Làng Yên lập được tổ chức từ ngày 24 đên 26 tháng 5 âm lịch tại Xã Yên Lập,Huyện Vĩnh Tường,Tỉnh Vĩnh Phúc Việt Nam.

Hội Làng Yên lập được tổ chức từ ngày 24 đên 26 tháng 5 âm lịch tại Xã Yên Lập,Huyện Vĩnh Tường,Tỉnh Vĩnh Phúc Việt Nam nhằm suy tôn Đăng Đạo Song Nga, âm phù Hai Bà Trưng.
Thông tin chi tiếtThời gian: 25 – 27/5 âm lịch.
Địa điểm: Xã Yên Lập, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đối tượng suy tôn: Đăng Đạo Song Nga, âm phù Hai Bà Trưng.
Đặc điểm: Lễ trình Thánh, đón Ngài về dự hội trên ba thuyền ghép lại, thi bơi trải.
Sáng 24 :buổi sáng hạ chải, buổi chiều cọ chải.
Ngày 25: Bơi lấy giải. Địa điểm xuất phát từ đình 3 làng (Hạc Đình – Bố thôn và Đa thôn) về miếu làng Trống (Me Trống thuộc xã Việt Xuân) vào buổi sáng.
Chiều 25: Bơi trình thuyền (lễ rước sông nước) sang gò cội Nụ giữa cánh đồng trước cửa đình 3 làng.
Sáng 26: Cọ chảiCả 3 làng, mỗi làng có một chải là một thuyền hình rồng bằng gỗ chò dài 20 mét, rộng 2,2 mét, đầu và đuôi sơn đỏ, thân giữa sơn màu đen. Mũi chải có 40 người, một đứng đầu chải cầm cờ đỏ làm hiệu, 1 người bẻ lái và 38 tay bơi.

Chải làng Đình bao giờ cũng thắng cuộc. Câu ca của dân địa phương là:
“Chải làng Đình rập rình đi trước.
Chải làng Vó chịu khó đi sau
Chải làng Da bơi la bơi liệt”
Đó cũng là thứ tự của cuộc thi tài mùa bơi chải.