Theo như cách phân tích trên đây, xuất phát từ định nghĩa văn hoá của UNESCO, văn hoá là một tổng thể, phức thể của nhiều yếu tố, thì bản sắc văn hoá cũng phải là một tổng thể, phức thể các thành tố như vậy, và bản sắc văn hoá cũng như văn hoá phải được nhìn một cách tổng thể, hệ thống mới có thể nhận diện được nó. Vì các yếu tố, hiện tượng văn hoá luôn luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau, luôn tương tác với nhau để tạo thành một chỉnh thể thống nhất.
Như vậy, bản sắc văn hoá là tổng thể các giá trị tiêu biểu và đặc trưng cho bản chất của nền văn hoá dân tộc, được hình thành, tồn tại và phát triển liên tục trong suốt tiến trình lịch sử lâu dài của dân tộc ấy. Cũng như nền văn hoá dân tộc, bản sắc văn hoá dân tộc luôn vận động, phát triển không ngừng cùng lịch sử văn hoá dân tộc.
Chính vì vậy mà khi bàn về bản sắc văn hoá dân tộc nhiều tác giả đều bàn đến khái niệm bản sắc dân tộc. Đây là hai khái niệm có nội hàm khác nhau nhưng có mốiquan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Đe dễ dàng cho việc tiếp cận và phân tích, bóc tách những đặc trưng trong bản sắc văn hoá ta cũng cần phân biệt rõ hai khái niệm này.
Trong diễn văn của ông Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor tại lễ phát động Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá (ỏ Pari, ngày 21-01-1988) có nêu: Văn hoá là “Tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của con người đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại. Qua hàng thế kỷ, các hoạt động sáng tạo ấy đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thị hiếu, thâm mĩ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình.”
Theo đó, bản sắc văn hoá của các dân tộc trên hành tinh của chúng ta là hết sức đa dạng và phong phú. Vì nó phản ánh sự đa dạng của môi trường tự nhiên, của các điều kiện đặc thù về kinh tế, chính trị, xã hội; của các mốiquan hệ cụ thể trong tiếp xúc và giao lưu văn hoá quốc tế mà mỗi dân tộc đã trải qua trong lịch sử phát triển của mình.