Dân tộc Mường còn có tên gọi khác là : Mol,Mual.Moi,Moi bi,Au tá,Ao tá.Dân số người Mường sống cư chú ở hai bên bờ sông Đà,các thung lũng của các tỉnh như ở Tỉnh Thanh Hóa,Hòa Bình,Yên Bái còn ở tỉnh Phú Thọ dân tộc Mường tập trung đông đảo nhất ở huyện Thanh Sơn,tiếp đến là huyện Yên Lập và một số xã ở huyện Thanh Thủy.Người Mường tự gọi mình là Mol,

Moi…tuy ngôn ngữ có sự biến âm của mỗi vùng nhưng điều quan niệm giống nhau về mặt nghĩa.Tất cả những từ mà người Mường dùng để chỉ dân tộc mình có nghĩa là người,vì lẽ đó mà người Mường tự xưng mình là con Mol hoặc là con Monl(tức là: con người).Từ Mường thực chất là dùng để chỉ nơi cư chú của dân tộc này chứ không liên quan gì đến bộ tộc này nhưng theo thời gian và sự giao thoa giữa các nền văn hóa cùa các dân tộc khác,đặc biệt là văn hóa của người Kinh mà dần dần cho đến ngày nay mà từ “Mường” đã trở thành tên gọi chính thức của tộc người này.

Văn hóa người Mường : người Mường thích ăn các món đồ như :xôi đồ,cơm tẻ đồ,cá đồ,rau đồ chín được rỡ ra rá trải đều cho khỏi nát trước khi ăn. Về đồ uống thì rượu cần của người Mường nổi tiếng về cách chế biến và hương vị đậm đà của men,loại rượu này thường được người Mường mang ra chỉ khi có khách quý tới chơi hoặc là dùng để uống trong các cuộc vui chơi tập thể.Văn hóa đặc trưng nữa là cả nam và nữ giới đều thích hút thuốc lào bằng loại ống điếu to,đặc biệt là ở phụ nữ người Mường có tục chuyền nhau cùng hút chung một điếu thuốc.

TỤC HÚT THUỐC LÀO BẰNG ỐNG ĐIẾU TO CỦA NGƯỜI MƯỜNG

NÉT VĂN HÓA RƯỢU CẦN ĐÃI KHÁCH CỦA NGƯỜI MƯỜNG

GẠO NẾP NƯƠNG ĐƯỢC ĐỒ CHÍN VÀ CHO LÊN GIÁ

Về văn hóa cư chú thì người mường thường sống tập trung thành xóm làng ở dưới các chân sườn đồi núi,nơi đất thoải gần với sông suối…Mỗi làng thường có khoảng vài chục nóc nhà,khuân viên của mỗi gia đình thường nổi bật lên với những hàng cau,cây mít,đại bộ phận họ ở nhà sàn,kiểu nhà bốn mái,phía trên sàn nhà là nơi người ở còn phía dưới sàn nhà để nhốt gia súc,gia cầm,để cối giã gạo và các công cụ sản suốt…Người Mường có phong tục rất riêng khi làm nhà mới để ở thì khi dựng cột bếp họ có tục làm lễ nhóm lửa,gia chủ láy bẹ chuối cắt hình 3 con cá to kẹp vào thanh nứa và buộc lên cột bếp,ở vột cái của bếp còn đặt 1 quả bí xanh.Trước khi ở nhà mới gia chủ làm lễ nhóm lửa xin thần bếp cho đặt 3 hòn đầu rau và hòn đá cái và mời mọi người uống rượu cần dưới ánh của bếp lửa không tắt.

TỤC GIA CHỦ NGƯỜI MƯỜNG MỜI MỌI NGƯỜI UỐNG RƯỢU CẦN SUỐT ĐÊM DƯỚI BẾP LỬA

Về phong tục cưới hỏi : Trai gái tự di tìm hiểu yêu đương,ưng ý nhau thì báo gia đình hai bên làm lễ cưới,để được cưới nhau thì phong tục người Mường phải trải qua các bước sau : 1.Kháo thếng(ướm hỏi),2.Tì mòn bánh(lễ bỏ trầu),3.Nòm khảo(lễ xin cưới).Lễ cưới lần thứ nhất (Ti cháu),lễ đón dâu (ti du).Trong ngày cưới ông mối dẫn đầu đoàn khoảng vài chục người gồm đủ nội,ngoại,bạn bè mang đủ lễ vật sang nhà gái tổ chức cưới.chú rể mặc quần áo đẹp và thít khăn trắng,gùi 1 chón cơm đồ chín bằng khoảng 10 đấu gạo,trên miệng chón để 2 con gà sống thiến luộc chín.Trong lễ đón dâu cô dâu đội nón,mặc áo váy đẹp,ngoài cùng là chiếc áo dài màu đen thắt 2 vạt ở phía trước,cô dâu mang về nhà chồng thường có 2 cái chăn,2 cái đệm,2 quả gối tựa để biếu bố mẹ chồng và hàng chục gối con để nhà trai biếu cô di,chú bác…

GÓC ẢNH TỤC CƯỚI HỎI CÔ DÂU MẶC TRANG PHỤC TRUYÊN THỐNG

Trong quan hệ xã hội : quan hệ giữa những người trong cùng xóm mà không phải anh em họ hàng thì là quan hệ láng giềng,gia đình 2 đến 3 thế hệ chiếp phổ biến,con cái sinh ra đều lấy họ cha.Quyền con trai trưởng được coi trọng và con trai trong gia đình được thừa kế tài sản.Người Mường không quan niệm con chú,con bác mà là con chú con bác cứ ai ra đời trước thì là anh,là chị.Phân theo tuổi tác chứ không phân theo thứ hay trưởng.

Tục ma chay người Mường : Khi người cha hoặc mẹ tắt thở thì người con trai trưởng cầm dao nín thở và chặt 3 nhát dao vào khung cửa sổ gian thờ,sau đó gia đình nổi chiêng phát tang,thi hài người quá cố được liệm bằng nhiều lớp vải vaf quần áo theo phong tục và để vào trong quan tài bằng thân cây được khoét rỗng,bên ngoài phủ áo vẩy rồng bằng vải.

Tang lễ do thầy mo chủ trì,nhìn chung tang lễ người Mường gần giống với người Kinh nhưng điểm khác lớn nhất là con dâu,cháu dâu phải chịu tang ông bà,cha mẹ còn có bộ trang phục riêng gọi là bộ quạt ma.Khi người con trai trong gai đình chống gậy tre thi là bố mất còn chống gậy gôc là mẹ mất.

Tế quạt ma là một nghi lễ độc đáo trong lễ tang người Mường,khi tế quạt ma thì con dâu trong nhà người có tám tang phải mặc bộ đồ quạt ma rất đẹp gồm :váy đen,cạp mới,áo ngắn,áo chùng trắng,yếm đỏ,2 tay đeo vòng hạt cườm,tay phải cầm quạt cọ múa,tay trái cầm que gậy,đầu đỗi mũ quạt được trang trí tua hạt cườm,phía trước đặt một chiếc ghế mây.

TỤC TANG LỄ NGƯỜI MƯỜNG

NGHĨA TRANG ĐÁ CỔ CỦA NGƯỜI MƯỜNG ĐƯỢC PHÁT HIỆN Ở TỈNH HÒA BÌNH

Văn hóa tính lịch của người Mường : Họ lấy 12 thẻ tre tương ứng với 12 tháng,trên mỗi thẻ có khắc các ký hiệu khác nhau để xem ngày,tính toán và khởi sự công việc.Tuy nhiên người Mường ở mường Bi lại có cách tính lịch khác với người Mường ở các nơi khác đó là cách tính ngày lùi,tháng tới.

Người Mường có nhiều lễ hội quanh năm như lễ hội : Xuống đồng,hội cầu mưa,lễ rửa lá lúa…

MỘT SỐ LỄ HỘI TRONG NĂM CỦA NGƯỜI MƯỜNG

Văn nghệ dân gian của người Mường khá phong phú,các thể loại như : thở dài,bài mở,truyện cổ,dân ca,ví đúm,tục ngữ,người Mường còn có hát ru e,đồng dao,hát đập hoa,hát đố…Cồng là nhạc cụ đặc sắc của người Mường ,ngoài ra còn có nhị,sáo,trống,kèn lù,Riêng người Mưởng ở Phú Thọ còn dùng ống nứa gõ vào những tấm gỗ trên sàn nhà tạo thành những âm thanh để thưởng thức gọi là “Đâm đuống”,Tín ngưỡng thì họ thờ cúng tổ tiên ông bà