Hình vẽ 12 cung hoàng đạo trên trần của đền thờ Hathor ở Dender
      Khoảng 4.000 năm trước Công Nguyên, tại thung lũng sông Nil, một trong những nền văn minh lâu đời nhất đã xuất hiện: nền văn minh Ai cập cùng với ngành thiên văn học gắn chặt với con sông hùng vĩ này.
Các vị tư tế nhanh chóng nhận thấy trước khi nước sông dâng cao luôn có hai sự kiện xảy ra: ngày hạ chí và sao Thiên Lang mọc vào lúc bình minh sau 70 ngày vắng mặt. Lúc đó, người Ai Cập cũng đã có âm lịch với 12 tháng, mỗi tháng 29 đến 30 ngày và cứ sau hai đến ba năm, họ lại cộng thêm vào một tháng để luôn phù hợp với các mùa trong

năm.

     Lịch Ai Cập cổ đại lấy ngày bắt đầu của năm là ngày đầu của tuần trăng non sau khi sao
Thiên Lang mọc trở lại.  Ngoài lịch có tính chất tôn giáo này, người Ai Cập còn có “lịch
1. Aries : Bạch Dương
2. Taurus: Kim Ngưu
3. Gemini: Song Tử
4. Cancer: Cự Giải
5. Leo: Sư Tử
6. Virgo: Xử Nữ
7. Libra : Thiên Bình
8. Scorpio: Bọ Cạp
9. Sagittarius: Nhân Mã
10. Capricorn: Ma Kết
11. Aquarius: Bảo Bình
12. Pisces: Song Ngư
lược đồ”, cũng có 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày và cuối năm thêm năm ngày nữa. Bầu trời được chia thành 45 chòm sao và con người đã biết đến các hành tinh như sao Mộc, sao Hoả, sao Thổ, sao Kim, sao Thuỷ.
      Quan niệm của người Ai Cập về vũ trụ gắn liền với đa thần giáo. Trung tâm của thế giới là thần Geb, vị thần tượng trưng cho Trái Đất, người chị đồng thời là vợ của Geb – thần Nut chính là bầu trời. Nut sinh ra thần Ra – thần Mặt Trời và các vì sao còn Ra sinh ra Thoth – thần Mặt Trăng. Do Nut cứ sáng ra lại nuốt hết các vì tinh tú rồi đến đêm mới thả ra nên thần Shu, cha của bà, đã nâng bầu trời lên khỏi mặt đất. Thần Ra ban ngày bơi trên sông Nil ở thượng giới, chiếu sáng mặt đất còn ban đêm lại du hành dưới sông Nil chốn âm phủ và chiến đấu với những thế lực đen tối để rồi sáng hôm sau lại xuất hiện phía chân trời. Về dụng cụ thiên văn, người Ai Cập đã sáng chế ra đồng hồ Mặt Trời, đó chính là những cột bia thờ thần Ra, nó cho phép xác định độ cao của Mặt Trời so với đường chân trời. Để đo thời gian về ban đêm, các vị tư tế theo dõi vị trí của những ngôi sao. Người Ai Cập cũng đã cống hiến cho nhân loại ý tưởng xác định một giờ bằng 1/24 độ dài của một ngày đêm, thống nhất cho mọi mùa trong năm.
 Vị thần Geb và Nut.
Nut tượng trưng cho bầu trời với những vì sao bao bọc Trái Đất.
   Vào những năm 1990, Robert Bauval từ một kĩ sư thi công đã sang một nhà nghiên cứu về văn minh Ai Cập, đã đưa ra một giả thuyết 3 Kim Tự Tháp ở Giza là hình ảnh phản chiếu của 3 ngôi sao trong chòm sao Orion. Trong những nghiên cứu của ông, ông đã nói rằng tuổi của các Kim Tự Tháp và tượng Nhân Sư khó có thể xác định được. Lí do bởi vì xác định bằng niên đại carbon rất có thể nhầm lẫn với những di vật mà con người để lại sau này, thậm chí có rất ít mẫu vật để xác định niên đại. Khi quan sát bầu trời đêm ông nhận thấy rằng, khi sử dụng máy tính quay ngược bầu trời đêm về thời điểm 10.450 TCN thì 3 ngôi sao hoàn toàn trùng khớp với 3 Kim Tự Tháp.
      Theo người viết thì giả thuyết tuổi của các Kim Tự Tháp là 10.450TCN là đúng và thậm chí có thể hơn. Nếu trong chúng ta ai đã xem bộ phim 10.000 BC mà các nhà phê bình nói rằng không đúng với niên đại của Kim Tự Tháp, thì chắc hẳn cũng thấy những ý tưởng tương đồng về Kim Tự Tháp như vậy. Nội dung phim xoay quanh một nhân vật là một người thợ săn (Hunter, nghĩa bóng là chòm sao orion chăng?) đi cứu người yêu khỏi tay sai của những người xây dựng Kim Tự Tháp. Người cầm đầu những người này được gọi là vị thần (có 3 vị thần, 2 người đã chết, nay còn 1), lục địa của họ đã bị mất (Atlantis hay Mu?), bây giờ họ di chuyển đến đây để xây dựng lại thế giới mới của mình. Trong những nghiên cứu của Robert Bauval, ông nhận thấy rằng đường thông hơi phía Nam phòng Vua được xếp thẳng với sao Orion sao của thần Osiris. Đường thông hơi từ phòng Hoàng Hậu lại xếp thẳng với sao Sirius ngôi sao của thần Isis (Osiris và Isis là anh em ruột và cũng là vợ chồng).
       Trong tín ngưỡng của người Ai Cập cổ đại có tục ướp xác, họ hi vọng rằng sau khi ướp xác linh hồn của họ sẽ được lên thiên đàng như các vị thần. Tục ướp xác được xuất phát từ truyền thuyết thần Osiris bị em trai mình là thần Seth giết xé làm 14 mảnh quăng đi khắp nơi, và sau đó được thần Isis tìm lại quấn thi thể trong lớp vải, nhưng thần Isis chỉ tìm được 13 phần thi thể còn lại 1 phần đó là bộ phận sinh dục, bộ phận đó được thần Isis làm lại bằng vàng. Sau đó nữ thần Isis trốn vào sông Nile trong 70 ngày và sau đó sinh hạ ra thần Horus, về sau Horus đi tìm Seth để báo thù cho cha. Quá trình 70 ngày kết thúc Osiris đã phục sinh, ông đã nhường lại ngôi báu cho con trai mình và trở thành vị vua cai quản cõi chết. Trong các tài liệu cổ, Osiris được miêu tả là một vị vua với nước da màu xanh (màu tượng trưng cho sự tái sinh), người dâng nước sông Nile. Thật là trùng hợp khi trong truyền thuyết có nhắc đến lục địa Mu với chủng tộc người da xanh. Phải chăng những con người đầu tiên đặt chân lên Ai Cập là những con người đến từ lục địa đã mất này? Họ đem theo những tri thức vĩ đại về khoa học, thiên văn học mà con người lúc bấy giờ cho rằng đó là sức mạnh của thần thánh. Quay lại với tục ướp xác, khi quá trình ướp xác diễn ra trong 70 ngày với đủ các phương thức bí truyền, xác của họ sẽ được đưa qua sông Nile. Sông Nile chính là biểu tượng của dải ngân hà (Milky Way), linh hồn người chết sẽ vượt qua ngân hà đến với thiên đàng nơi mà thần Osiris ngự trị.
      Nữ thần Isis đại diện cho sao Sirius, một ngôi sao rất quan trọng đối với người Ai Cập cổ. Trong quyển sách Echoes of Ancient Skies, tiến sĩ thiên văn khảo cổ học Ed Krupp viết:
     “Sau khi biến mất khỏi bầu trời đêm (trong 70 ngày) cuối cùng thì sao Sirius xuất hiện trở lại vào buổi bình minh trước khi mặt trời lên. Lần đầu tiên điều này xảy ra mỗi năm được gọi là ngôi sao mọc cùng lúc với mặt trời và trong ngày đó sao Sirius có thể nhìn thấy chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn trước khi bầu trời trở sáng. Trong Ai Cập cổ đại hiện tượng xuất hiện trở lại thường xuyên này của Sirius rơi gần đúng vào Hạ Chí và trùng với mùa lũ của sông Nile. Isis, đại diện cho Sirius, được gọi là “Nữ thần của năm mới”.
     
     Năm mới của người Ai Cập được đặt theo sự kiện này. Các văn bản tế lễ năm mới ở Dendera nói rằng nữ thần Isis đi ra khỏi sông Nile và vì thế nước dâng lên. Theo nghĩa ẩn dụ là thiên văn học, thủy lực, tình dục và nó đồng nghĩa với những chức năng của thần Isis trong thần thoại. Sirius hồi sinh sông Nile cũng như Isis hồi sinh Osiris. Thời gian mà thần Isis trốn khỏi thần Seth là khi mà Sirius biến mất (70 ngày) trên bầu trời đêm. Nữ thần Isis sinh hạ ra thần Horus cũng như Sirius sinh ra năm mới và trong những đoạn văn thì Horus và năm mới được coi là như nhau. Thần Isis là phương tiện để tái sinh cuộc sống và trật tự. Tỏa sáng vào một thời khắc, một buổi sáng mùa hè, nữ thần đã khơi dậy sông Nile và bắt đầu một năm mới.” Robert Bauval tin rằng tôn giáo của Ai Cập là khởi nguồn của đạo Thiên Chúa. Những câu chuyện về đạo Thiên Chúa được biến cải từ những truyền thuyết của Ai Cập, ví dụ như sự phục sinh. Thậm chí ở một số quốc gia trên châu Âu có thể thấy được đền thờ nữ thần Isis như Italia, Pháp, Đức, Anh, tất nhiên là hình ảnh của nữ thần Isis được truyền tải dưới một hình dạng khác. Vị hoàng đế Napoleon và toàn bộ những tướng lĩnh thân cận của mình đều là thành viên hội tam điểm khi đóng chiếm Ai Cập đã tiếp nhận những tri thức kì bí. Paris nơi thường được gọi là kinh đô ánh sáng cũng ẩn chứa một bí mật. Bí mật này nằm ở đại lộ Champs-Élysées được hướng 26 độ về phía đông nam, tạo góc chính xác với đường chân trời hướng tới ngôi sao của Isis (Sirius) mà từ Paris có thể nhìn thấy được. Paris có nghĩa là par-isis, for-Isis, một thành phố của nữ thần Isis.
        Những lí thuyết mà ông đưa ra bị bác bỏ bởi các bậc trí giả, lí do bởi vì ông không tìm ra được mối liên kết với những Kim Tự Tháp còn lại. Nhưng vài năm gần đây có một học giả lại tiếp tục đi theo hướng nghiên cứu của ông và công bố những lý thuyết hoàn toàn mới. Wayne Herchel đã nghiên cứu về những nền văn minh cổ trong suốt 17 năm, ông đã chứng minh rằng tượng nhân sư là chiếc chìa khóa để mở bí mật ẩn chứa đằng sau một bản đồ hợp nhất những Kim Tự Tháp hùng vĩ. Wayne Herchel phát hiện ra rằng góc giao với 3 quần thể kim tự tháp Giza trên mặt đất là hoàn toàn trùng khớp với góc của những ngôi sao sáng nhất trong chùm sao Leo, và chúng thẳng hàng với những quần thể sao hình thành vành đai Orion. Trên bầu trời đêm, Tượng Nhân Sư nhìn thấy chính hình ảnh phản chiếu của nó trong một tư thể thẳng đứng như chòm sao Leo.
 
Nhân sư và Thiên văn
      Herchel tiến hành một thử nghiệm để chứng minh tất cả các kim tự tháp ở Hạ Ai Cập đại diện cho các ngôi sao. Ông ta đã để những hình sao lên bản đồ vị trí những Kim Tự Tháp. Kết quả thật không tưởng tượng nổi. Tất cả những ngôi sao sáng nhất của chòm sao được biết đến trong giải ngân hà trùng khớp với những kim tự tháp ở dưới mặt đất. Tuy nhiên, có một số những ngôi sao quan trọng mà Kim Tự Tháp đại diện ở dưới mặt đất đã biến mất. Ví dụ ở Giza, Herchel đã tìm thấy 4 khu vực, vẫn chưa coi là di tích như kim tự tháp mà từ đó có thể sớm kết luận rằng chúng sẽ tạo thành một chòm sao Orion đầy đủ tại Giza.
     Những nghiên cứu của Herchel dựa theo những tri thức cổ xưa như của Hermes Trismegistus(Vị thần kết hợp giữa thần Hermes của Hy Lạp và thần Thoth của Ai Cập, hai vị thần chủ về chữ viết và pháp thuật). Trong đó Herchel chú trọng đến 1 khái niệm được đề cập trong The Emerald Tablet (Bản Bích Ngọc) của Hermes Trismegistus, “That which is Below corresponds to that which is Above, anh that which is Above, corresponds to that which is Below, to accomplish the miracles of the One Thing”. Câu rút gọn là As Above So Below. Có nghĩa là: Cái gì ở Dưới tương ứng với cái gì ở Trên, và cái gì ở Trên tương ứng với cái gì ở Dưới, để đạt tới những phép nhiệm màu của Nhất thể hoặc theo cách dịch khác: Vũ trụ này được tạo dựng theo một cơ cấu chung. Trên dưới như nhau, để
Chòm sao và kim tự tháp

cho thấy điều huyền diệu này tất cả là một.
      Qua những nghiên cứu của những nhà học giả trên, chúng ta thấy rằng người xưa đã có những am hiểu về thiên văn học đến mức siêu việt mà ngày chúng ta cần phải dùng đến sự trợ giúp của những thiết bị tối tân mới có thể hiểu được. Tất cả những thắc mắc của chúng ta vẫn cần phải nghiên cứu và giải đáp. Liệu có phải có một tri thức cổ xưa vĩ đại của những huyền thoại mà chúng ta chưa từng biết? Ngày này khoa học càng ngày càng phát và chúng ta lại càng nhận ra rằng chúng ta thật ngu muội biết bao. Chúng ta chỉ đang phát minh ra những cái cũ mà những nền văn minh kì bí đã trải qua trước đó rồi, dường như những tri thức cổ xưa đang bị lãng quên và bị coi là mê tín, tà ma, dị giáo. Hermes Trismegistus nói: “Ai Cập là một hình ảnh của thiên đường…tất cả vũ trụ đều ngự ở nơi đây” Thiên đường đó là tri thức mà rất có thể ngoài xa mạc Ai Cập kia vẫn còn đang ẩn chứa.