Sở dĩ người Việt cổ thời Hùng Vương mở hội vào mùa thu vì đây là lúc nông nhàn, khi vụ mùa vừa kết thúc thì người ta tổ chức lễ hội để tạ ơn Trời – Đất và các vị thần linh đã phù hộ cho cấy hái được mùa. Nhân đó họ tổ chức vui chơi giải trí sau một năm làm ăn gian nan, vất vả…
Hơn nữa, nước ta ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, vào mùa thu thường hay có bão lụt xảy ra. Vì vậy, người nông dân vốn rất e ngại vì sự bất thường của thời tiết, nên họ tổ chức lễ hội để cầu xin thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hoà, để yên tâm làm ăn sinh sống.
Hiện nay ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, ta vẫn còn thấy khá nhiều lễ hội tổ chức vào mùa thu. Đó chính là dấu vết của các lễ hội nông nghiệp cổ đại thời Hùng Vương còn được bảo lưu trong một sô” lễ hội; Hoặc tục đánh trống đồng nay vẫn còn thấy trong lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương ở đền Hùng (Phú Thọ). Tục đua thuyền cũng được bảo lưu cho đến tận bây giờ trong nhiều lễ hội ở đồng bằng sông Hồng, được minh định đã xuất hiện trong các lễ hội nông nghiệp cổ thời Hùng Vương, bằng việc giải mã các hình chạm khắc trên trống đồng Đông Sơn.
Ngoài ra, trong ngày hội thuở ấy còn có tục trai gái hát đối đáp giao duyên, vui chơi nhảy múa… Đấy là những hoạt động văn hoá mang tính giải trí, vui nhộn của cư dân nông nghiệp cổ đại. Đồng thời khi ấy trong lễ hội còn có các trò tục hay nghi lễ mang tính phồn thực như tục rước ông Đùng bà Đà, trò Trám rước chúa Gái, trò tục cướp kén (những cái kén làm biểu tượng cho âm vật và dương vật), trò tục hú tùng dí (múa “dí” hình âm vật vào hình dương vật theo nhịp trống “tùng”), tục tắt đèn, tục chen, trò tục bắt chạch trong chum, v.v… hiện vẫn được bảo lưu trong nhiều lễ hội ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ của nước ta.
Như vậy, lễ hội thời Hùng Vương là lễ hội hoàn toàn mang tính nông nghiệp, phản ánh nguyện vọng và ưóc mơ của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, đó là “mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh”. Mà căn Gỗi trong đời sống tâm linh của người Việt cổ là tín ngưỡng phồn thực, được tái hiện trong các lễ hội nông nghiệp cổ đại mang tính bản địa, thuần Việt.
Ngoài việc tố chức các lễ hội nông nghiệp theo mùa, ở thời kỳ này trong đời sông xã hội đã xuất hiện các phong tục tập quán khá là văn minh như: phong tục về lễ tết, thờ cúng tổ tiên, cưới hỏi, ăn mặc, ở và đi lại, v.v… cũng mang đậm bản sắc văn hoá độc đáo của người Việt cổ.