Dân tộc H’mông ở Sapa
Sapa nằm ở vùng núi phía Tây Bắc nước ta với cảnh quan thiên nhiên kì vĩ và con người mộc mạc, bình dị. Ở Sapa tập trung khá nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, các dân tộc này có nhiều phong tục tập quán kì lạ,bí ẩn khiến nhiều du khách luôn tò mò muốn khám phá. Cùng du lịch Sapa điểm danh các dân tộc chính ở Sapa
1. Dân tộc H”mong(H’mong đen)
Dân tộc H’mông là một dân tộc sinh sống đông nhất ở Sa Pa, chiếm khoảng 53% dân số. Trước đây họ là tộc người làm lúa nước rất giỏi, sống dọc theo khu vực sông Dương Tử (Trung Quốc), trong một cuộc xung đột với tộc người Hán, phần đông họ di cư về phía Nam và chia thành nhiều nhóm nhỏ. Những tộc người H’Mông đầu tiên đến Sapa thì tập trung chủ yếu ở dãy Hoàng Liên từ khoảng 300 năm trước.
Nét văn hóa tâm linh trong ngôi nhà của dân tộc H’Mông ở Sapa
Sống nơi núi non hiểm trở, thiếu đất đai màu mỡ nhưng với kinh nghiệm trồng lúa nước từ xa xưa, người H’mông đã san đắp những sườn núi, sườn đồi thành những thửa ruộng bậc thang độc đáo, mỗi năm có thể trồng được hai vụ lúa hoặc hai vụ ngô. Du khách đi tour du lịch Sapa 3 ngày 4 đêm có dịp lên Sa Pa vào mùa thu, lúc lúa chín rộ sẽ vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy vô số ruộng bậc thang từ thấp lên cao, vàng óng quanh co uốn lượn dọc theo sườn núi. Có thể nói đó là một trong những cảnh quan đẹp nhất vùng núi cao Tây Bắc.Khoảng vài chục năm trước, người H’Mông có thói quen đốt rừng, phát hoang để làm ruộng rẫy và sống du canh du cư. Nhưng nay thì thói quen này đã chấm dứt và được Nhà Nước giao rừng, giao đất để tự quản, sinh sống, rừng Sa Pa cũng hồi sinh, ruộng nương rộng lớn, trù phú và xanh tốt.
Tộc người H’Mông sinh sống chủ yếu ở Sa Pa là người H’Mông Đen do quần áo của họ toàn màu đen nhưng trang phục của họ lại khác hẳn người H’Mông Đen ở nơi khác, vì thế thường được gọi là người H’Mông Sa Pa. Người đàn ông thường mặc quần màu đen hoặc xanh đen (màu chàm) giống nhau, áo cánh ngắn tay bên ngoài khoác áo không tay kiểu như áo gilê có vạt dài quá mông. Trên đầu đội một cái mũ bé tí, tròn, nông, ôm lấy đỉnh đầu trông như cái mũ của Giáo hoàng, có chiếc đen tuyền, có chiếc còn viền một vòng thêu thổ cẩm. Mũ của đám con trai còn được khâu thêm vào các dải vải màu hoặc các đồng tiền lủng lẳng. Người phụ nữ cũng mặc đồ đen, trên đầu cũng đội một chiếc khăn đen, vành thẳng đứng như một cuộn giấy cao vượt đỉnh đầu. Bên ngoài là một chiếc áo khoác không có tay, vạt dài gần tới gối như của đàn ông. Chiếc áo khoác này được lăn ép bằng sáp ong vì thế có màu đen ánh bạc. Để giữ gìn, nhiều khi người ta mặc lộn mặt trái có màu trắng ra ngoài. Đặc biệt nhất là phụ nữ H’Mông Sa Pa lại mặc quần ngắn ngang đầu gối chứ không mặc váy. Họ cuốn xà cạp quanh bắp chân rất khéo bằng một băng vải hẹp.
Trong những lễ hội truyền thống của người H’Mông thì lễ hội Gầu Tào diễn ngày 12 tháng giêng là đặc sắc nhất.Lễ hội thường tổ chức tại những thửa ruộng rộng hay vùng đồi với mong ước cầu thần linh ban cho sự bình an, thịnh vượng. Trong lễ hội còn có các cuộc thi bắn cung, bắn nỏ, múa khèn, múa võ, đua ngựa rất vui nhộn.
Ở Sa Pa bản làng người H’mông sinh sống đông nhất là Cát Cát – San Sả Hồ cách thị trấn Sa Pa 2 Km, Sa Pả, Lao Chải, Séo Mí Tỷ, và Tả Giàng Phình. Đến đấy du khách có thể trực tiếp thấy cách sinh hoạt hằng ngày của họ, cùng thưởng thức món thắng cố, tiết canh gà, rượu ngô, nhái nấu măng, bánh ngô và món đậu xị… độc đáo.
2. Dân tộc Dao đỏ
Người Dao Đỏ có dân số đứng thứ hai sau người H’Mông ở Sa Pa. Cũng có nguồn gốc từ Vân Nam – Trung Quốc, người Dao Đỏ là một bộ phận nhỏ của tộc người Dao di cư vào Việt Nam từ thế kỷ XIII đến những năm 40 của thế kỷ trước. Họ sống tập trung đông nhất ở các xã Tả Phìn, Nậm Cang, Thanh Kim, Suối Thầu, Trung Chải.
Theo các nhà nghiên cứu thì người Dao có quan hệ mật thiết với người H’mông. Trước đây hai nhóm này được cho là có cùng nguồn gốc nhưng mỗi nhóm có một đặc điểm riêng biệt. Trong khoảng thời gian thiên di từ Trung Hoa vào Việt Nam thì hai cộng đồng dân tộc này đã hình thành nên những đặc điểm khác nhau. Ngày nay đến Sa Pa thì bạn có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt trong hình dáng, trang phục, cách sinh hoạt nhưng họ vẫn chung sống trong một cộng đồng.
Nếu người H’Mông thường chọn những nơi núi cao để sống thì người Dao lại chọn thung lũng hoặc lưng chừng núi để trỉa ngô, trồng lúa và thảo quả. Các lái buôn thường đến tận nhà thu mua mang bán sang Trung Quốc nên cuộc sống của họ được nâng cao. Nhiều nhà có những tiện nghi và phương tiện tốt như xe máy, tivi, thậm chí là cả ô tô,
máy kéo dùng trong nông nghiệp.
Dân tộc Tày ở Sapa
– Xem thêm: Tour du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm
Tộc người Dao có nhiều nhóm nhưng sinh sống ở Sa Pa chủ yếu là người Dao Đỏ bởi phụ nữ thường quấn khăn hay đội mũ đỏ, áo xanh đen có nhiều hoa văn đỏ và trắng ở cổ, vạt và tà áo. Trang phục của họ được xem là đẹp nhất ở mỗi phiên chợ Sa Pa. Người phụ nữ còn có tục cạo chân mày và một phần tóc phía trên trán cho đẹp. Họ cũng có chữ viết riêng dựa theo chữ cổ của Hán ngữ gọi là chữ Nôm – Dao nhưng loại chữ này nay chỉ người cao tuổi mới đọc hiểu và viết được.
Người Dao có tín ngưỡng rằng loài chó là tổ tiên của họ nên chó luôn luôn được quý trọng, người đàn ông thì chỉ được coi là trưởng thành khi đã chịu lễ cấp sắc. Ngoài ra họ cũng có nhiều tục lệ đặc biệt như là gia đình nào đang nấu rượu thì phải cắm lá trước cửa nhà, không cho người lạ vào vì đồng bào quan niệm rằng người lạ vào nhà rượu sẽ bị chua và khê, nên khi thấy có dấu hiệu cắm lá kiêng bạn không nên bước vào nhà. Trong gia đình có phụ nữ sinh nở cũng có dấu hiệu kiêng cắm lá trước cửa nhà, để không cho người lạ vào nhà, sợ đứa trẻ mới sinh khóc nhiều.
Họ cũng có tục kiêng sờ đầu trẻ em, khi cắt tóc, cạo đầu họ vẫn để chỏm tóc ở đỉnh đầu vì cho đó là nơi trú ngụ các hồn vía con người, quan niệm để chỏm tóc như vậy trẻ em sẽ không hay ốm đau. Họ cũng quan niệm là nam và nữ khi chưa kết hôn thì không được chụp ảnh cùng nhau vì như vậy là không tốt, có thể nói đó là một điều cấm kỵ đối với phụ nữ Dao. Người cầm máy ảnh nếu muốn chụp tốt nhất là nên xin phép họ trước.
Trong năm người Dao cũng có những lễ hội đặc sắc như là Tết nhảy tổ chức vào ngày mồng một và mồng hai tháng giêng, hội hát giao duyên vào ngày mồng mười tháng giêng ở bản Tả Phìn, một bản nhỏ của người Dao và người H’Mông cách thị trấn Sa Pa khoảng 12Km. Bản này nổi tiếng với các loại thổ cẩm đủ kiểu dáng và sắc màu do bàn tay khéo léo tài hoa của người phụ nữ H’Mông, Dao tạo nên và đặc biệt là bài thuốc tắm lá cây rừng của tổ tiên người Dao Đỏ còn truyền lại đến ngày nay rất tốt cho du khách đi đường xa mệt mỏi.
3. Dân tộc Tày
Sau dân tộc H’Mông và dân tộc Dao, dân tộc Tày là dân tộc có số dân đông thứ ba ở Sa Pa. Có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, tộc người này là một trong những nhánh tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái. Nhóm ngôn ngữ này kéo dài thành một vệt từ miền Nam Trung Quốc đến Việt Bắc, Tây Bắc của Việt Nam, sang Lào, Thái Lan qua Mianma, thậm chí đến tận Ấn Độ cũng có một nhóm tộc người San, thuộc ngữ hệ Tày-Thái. Ở Sa Pa họ sống tập trung ở một số xã phía Nam như Bản Hồ, Nậm Sài, Thanh Phú là vùng thung lũng bằng phẳng, màu mỡ nhiều sông suối, nơi thuận tiện đánh bắt cá và làm ruộng.
Trang phục của đồng bào dân tộc Tày với các dân tộc khác thì trang phục truyền thống của người Tày khá đơn giản, màu sắc duy nhất một màu chàm thẫm (xanh đen). Nam và nữ giới cùng mặc áo cánh bốn thân xẻ ngực, cổ tròn có hai túi phía trước vạt áo trước, và một chiếc thắt lưng bằng vải rộng bản quấn ngang eo. Vào những dịp lễ tết hội hè thì mặc thêm áo dài năm thân xẻ nách phải, đơm cúc vải hoặc cúc đồng. Phụ nữ thì đội khăn vuông gập chéo giống khăn mỏ quạ của người Kinh. Ngày nay vào các bản du khách sẽ thấy phụ nữ Tày phục sức giống như người Kinh duy chiếc khăn đội đầu thì không thay đổi.
Về văn hóa nghệ thuật thì người Tày có nhiều làn điệu dân ca hấp dẫn như hát lượn, hát khắp. Hát lượn thường diễn ra trong những đêm hội hè hay có khách từ phương xa đến. Hát khắp thì gần giống như hát quan họ vùng Bắc Ninh của người Việt. Vào tháng giêng hàng năm đồng bào lại tổ chức nhiều lễ hội đặc sắc như lễ hội Lồng Tồng (hội xuống đồng) tại bản Tả Van vào ngày rằm cầu mong Thần Nông- vị thần cai quản ruộng đồng, vườn tược, gia súc, làng bản- mang đến cho bản làng mùa màng tươi tốt, hội xòe ở trung tâm xã Thanh Phú vào ngày mồng 4, hội hát then ở Bản Hồ vào ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch.
Đến Sa Pa du khách thích khám phá nếp sinh hoạt của đồng bào Tày có thể đến thăm bản Hồ cách Sa Pa khoảng 15 Km hay đến Bản Dền cách Sa Pa khoảng 18 Km, nơi này đường núi khó đi nhưng cảnh sắc cực kỳ nguyên sơ. Du khách sẽ được ngủ nhà sàn, ăn cá suối, thưởng thức thịt lợn “cắp nách”, gà bản nướng, được ngồi vào xa quay sợi cũng như tập làm đồ thổ cẩm với người dân tộc và thưởng thức những điệu múa xoè, múa sạp do các cô gái Tày biểu diễn.
4. Dân tộc Giáy
Dân tộc Giáy ở Sapa
– Xem thêm: Những kinh nghiệm đi du lịch Sapa bằng tàu hỏa
Dân tộc Giáy là một nhánh của nhóm các dân tộc Tày – Thái, sống chủ yếu ở các vùng núi cực Bắc. Tổng số người Giáy ở Việt Nam chỉ có trên 25 ngàn và ở Sa Pa họ chỉ chiếm 2%, tập trung ở các bản quanh thung lũng Tả Van, Lao Chả. Cũng như người Tày, Nùng, Thái, người Giáy canh tác trên các mảnh ruộng bằng phẳng trồng lúa tẻ. Trước kia mỗi năm chỉ làm một vụ. Sau ngày tết, họ tổ chức lễ hội xuống đồng gọi là “Gióng Pooc” vào ngày Thìn tháng Giêng để cầu mong một năm trồng cây tốt lành.Trong làng người ta giúp nhau theo kiểu đổi công vào những ngày bận rộn như mùa cấy, mùa thu hoạch .Lúa gặt vào mùa khô cho nên người ta đánh đống ngay ngoài đồng, rồi mang dần về nhà đập.Ngoài ra người ta còn chăn nuôi gà vịt, trâu ngựa … Trước kia người Giáy thướng nấu cơm bằng cách nuộc gạo gần chín rồi mới vớt ra cho vào chõ đồ tiếp, còn nước luộc gạo dùng để uống cả ngày. Trang phục người Giáy đơn giản hơn các dân tộc khác, ít thêu thùa và chỉ có các băng vải màu viền quanh cổ và vạt áo. Người Giáy ở Sa Pa làm nhà nền đất, vách gỗ, gác lửng có gian thờ ở giữa và là nơi tiếp khách.
Kho tàng ca dao tục ngữ, câu đố của người Giáy rất phong phú, đặc biệt là có rất nhiều sự tích để giải thích cho các hiện tượng trong thiên nhiên và xã hộ. Dân ca Giáy được hát trong tất cả mọi hoạt động xã hội như đám ma, đám cưới, chúc tụng, lễ hội và nhất là khi trai gái giao duyên. Người Giáy cho rằng hát là để nghe chứ không phải đẻ ngắm, vì thế có nhiều cụ già vào các cuộc hát và vẫn được hâm mộ. Ngày nay trong các làng người Giáy ở Sa Pa, đời sống tinh thần khá cao, nhiều nhà có tivi và hầu hết trẻ em đều đi học, có nhiều người đã học tới cao đẳng hoặc đại học.
5. Dân tộc Xa Phó
Dân tộc xã Phó
– Xem thêm: Tìm hiểu tục kéo vợ của người H’mông ở Sapa
Dân tộc Xa Phó thuộc nhóm dân tộc Phù Lá và dân số toàn quốc chỉ có gần 4 ngàn. Du lich Sa Pa 2 ngay 3 dem ta thấy chỉ có rất ít người Xã Phó sống ở các bản làng thuộc xã Nậm Sài nằm về phía cực nam của huyện Sa Pa là nơi hẻo lánh, xa đường ôtô vì thế đi lại khó khăn và không thường xuyên tiếp xúc với nơi khác. Đến nay một số người Xã Phó dùng tiếng quan hỏa và một số khác trong đó có người Xã Phó ở Sa Pa lại vẫn giữ nguyên tiếng mẹ đẻ thuộc hệ ngôn ngữ Miến – Tạng.
Người Xã Phó thường canh tác trên các ruộng nương và làm đổi công cùng nhau trong các kỳ mùa vụ rất thân ái đoàn kết. Người Xã Phó làm nhà sàn, bên cạnh có các lán nhỏ đẻ cất thóc. Ngoài việc chăn nuôi gia cầm gia súc, họ rất giỏi về trồng bông dệt vải và đan lát các đồ mây tre.
Các làng Xã Phó ở Sa Pa tuy nghèo nhưng đồng bào rất rộng lòng và các cô gái luôn vui vẻ rủ nhau cùng nhảy múa mỗi khi có khách tới thăm.
Nếu có dịp đi du lịch Sapa vào dịp đầu năm bạn sẽ được tham gia nhiều lễ hội độc đáo thể hiện nhiều nét độc đáo của văn hóa truyền thống của các dân tộc ở đây.
Vi Thị Ngoan