Một ví dụ khác như: chữ Nôm cũng là một sản phẩm của sự giao lưu văn hoá giữa các yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại sinh. Các nhà văn hoá ngôn ngữ chuyên nghiệp nước ta đã sử dụng một cách khéo léo các ký tự Hán theo một quy tắc ghép tự đặc biệt để ghi các âm Việt. Do đó, chữ Nôm cũng là một sản phẩm được lai ghép hết sức khéo léo và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nền văn hoá bác học (văn hoá chuyên nghiệp) ở nước ta, cũng như trong việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá tinh thần của cha ông ta suốt nhiều thế kỷ qua;

Ví dụ về việc du nhập văn hóa, tín ngưỡng

     Hoặc sự du nhập của Phật giáo từ Ân Độ vào nước ta, cũng làm xuất hiện một loại hình lễ hội mói trong hệ thống lễ hội cổ truyền, đó là lễ hội chùa mà chủ yếu là các lễ hội chùa dạng tiền Phật, hậu thần/thánh hay tiền thần/thánh hậu Phật. Đây là một dạng lễ hội dân gian rất độc đáo, với sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố Phật giáo (ngoại sinh) với yếu tố nội sinh của tín ngưỡng dân gian bản địa. Vì vậy, Phật giáo khi du nhập vào nước ta đã tự điều chỉnh và biến đổi, rồi kết duyên với tín ngưỡng dân gian bản địa, trên cơ sở dân gian hoá (hay dân tộc hoá) và phong tục hoá để trở thành Phật giáo dân tộc Việt, có việc tôn thờ các vị sư tổ có nhiều công đức với dân, với nước và tu hành đắc đạo thành Hậu Phật.

Trong các lễ hội chùa dạng này ta thấy các yếu tố Phật giáo như các nghi lễ thờ Phật, các lễ thức đọc kinh, kể hạnh… luôn gắn bó dung hòa với các tục thờ đá, thò cây, thờ các yếu tố của tự nhiên, tục thò nhân thần… vốn là những đặc trưng của tín ngưỡng dân gian bản địa. Một nguyên mẫu cho loại hình văn hoá giao lưu lai tạo dưới tác động của các yếu tố ngoại sinh và nội sinh này có thể kể đến lễ hội chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).

Việc kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ các yếu tô tự nhiên đã tạo ra một dạng tín ngưỡng độc đáo là tục thờ Phật – Tứ pháp, một hạt nhân tín ngưỡng cơ bản để tiến hành lễ hội này. Trong lễ hội chùa Dâu, ta thấy những yếu tô bản địa kết hợp với yếu tố Phật giáo một cách hài hòa, để tạo nên “Phật Thạch Quang” mà bản chất vốnlà tục thờ đá + Phật giáo. Tục thờ tượng Phật Tứ pháp mà thực chất là tục thờ cây + tục thờ mây, mưa, sấm, chóp + Phật giáo. Nếu phân tích bất kỳ một lễ hội chùa nào, như lễ hội chùa Láng, lễ hội chùa Nành, lễ hội chùa Keo,… đều thấy rõ sự dung hợp, gắn kết, lai ghép tài tình của các yếu tô bản địa với Phật giáo như vậy.