Như vậy, nếu như ngày nay ở Việt Nam, hương chỉ dùng cho việc thờ cúng , thắp trên bàn thờ vào ngày giỗ chạp, lễ tết thì khi xưa người Việt cổ  vừa với mục đích đó nhưng lại vưa để tạo mùi hương, thư giãn, tận hưởng hương thơm trong đời sống hàng ngày: họ có thể cho vào túi để tỏa mùi thơm bất cứ lúc nào, hay thắp lên ở hàng lang, bếp, phòng sinh hoạt, cho vào ngăn kéo, ướp lên quần áo…

Trong văn hóa thưởng thức Hương của người xưa có khái niệm” lắng nghe Hương”-là một quá trình người tinh tế để cảm nhận và thưởng thức mùi hương của một mẫu gỗ bé tí teo, khi người ta khum bàn tay bưng lấy bát hương nhỏ, hương thơm sẽ tác động tới mọi giác quan của người đó.

Nghi lễ Hương đạo cũng là một nhánh quan trọng trong đời sống văn hóa người xưa . Nghi lễ này được thực hiện trong phòng Hương với người Chủ lễ và nhóm nhỏ người tham gia. Nghi lễ này thường có trò chơi đốt hương đoán mùi. Có hàng trăm biến thể của trò chơi này. Mục đích là tận hưởng hương thơm và Lắng nghe tiếng Hương. Bình thường thì không cần quá cầu kỳ, có thể tụ nhau lại chia sẻ các loại hương khác nhau và tạo ra trò chơi của riêng nhóm .

Cách  thức thưởng thức Hương thường theo các  cách.

* Nhóm  đốt cháy trực tiếp là hương cây,  hương vòng, hương hình trụ..

* Nhóm làm nóng lên mất thời gian hơn là: loại gỗ thơm, hương viên và hương nén

* Nhóm tự tỏa hương: là loại bột hương gói trong các túi vải, giấy..và cho vào những túi nhỏ để mang theo hay trang trí, tự tỏa hương mà không cần đốt hay làm nóng lên.

Trích lược: Sư ký Trầm Tâm Linh