Khái niệm Tứ phủ thường đi liền với khái niệm tam phủ – hệ thống ba vị mẫu đệ nhất, đệ nhị và đệ tam: Mẫu đệ nhất (mẫu Thượng Thiên), Mẫu đệ nhị (mẫu Thượng Ngàn),  Mẫu đệ tam (mẫu Thoải) còn gọi là Tam phủ Công Đồng.

Từ thời vua Lê Lợi mới ghép thêm Mẫu đệ tứ (mẫu Địa Phủ) vào hệ thống thờ thần linh tam phủ, hình thành hệ thống tứ phủ. Tuy nhiên, do các tín ngưỡng Việt Nam được gìn giữ từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền khẩu,. Do đó có sự đa dạng tùy theo từng vùng, và được giải thích theo nhiều hướng khác nhau.

Tam phủ là hệ thống ba vị thần thánh trong hệ thống tín ngưỡng Việt Nam gồm: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải, cai quản những lĩnh vực quan trọng nhất của một xã hội nông nghiệp.  

  • Thượng Thiên thánh Mẫu: Thượng thiên thánh mẫu, vị thần sáng tạo ra bầu trời, trước hết là đại diện cho nguồn sinh lực vô biên, cốt lõi của sự sống và mọi nguồn hạnh phúc. Qua ngài, người ta mong mọi việc của bầu trời được diễn ra theo quy luật hiền hòa…Bà còn được biết đến là Mẫu Liễu Hạnh của Tứ Bất Tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam
  • Thượng Ngàn thánh Mẫu: Thượng ngàn thánh mẫu là mẹ thế gian gắn với người Việt từ thời nguyên thủy. Trước đây, bà không chỉ có mặt ở rừng núi mà còn có mặt ở khắp mọi miền theo cơ cấu của làng xóm cổ truyền (rừng Sinh Dược – Bái Đính – Ninh Bình; rừng Báng – Đình Bảng – Bắc Ninh; rừng Sặt – Hải Dương; rừng Liên Bạt – Ứng Hòa – Hà Nội,…) Rừng là nơi chứa đựng những của cải tiềm ẩn, nuôi sống con người khi giáp hạt mất mùa; nơi để kiếm chất đốt và nam nữ tình tự; đặc biệt là nơi chôn người chết. Vì thế trong tư duy của người Việt, bà mẹ rừng tối linh tối thiện đã nâng đỡ các kiếp đời người đã qua, để những người có tâm lành tái sinh được thành Cô và Cậu (trong hệ thống điện thờ mẫu thì phần lớn các Cô, Cậu được đặt ở ban thờ này).
  • Mẫu Thoải: Mẫu Thoải (Thủy) hay Bà Chúa Lạch là vị thần sáng tạo ra mọi miền của nước, biển, sông, suối, đầm, hồ. Ngài được người nông dân Việt hết sức kính trọng, hệ thống thờ ngài và các thần linh liên quan có mặt hầu như ở khắp mọi nơi, như một sự đảm bảo cho nguồn nước nông nghiệp luôn được đầy đủ, và sau này ngài còn mang chức năng gần giống với Quan Âm Nam Hải trong tư cách vị thần gắn với thương mại và chài lưới.

Tứ phủ công đồng  là một tín ngưỡng nằm trong của tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam. Tứ phủ bao gồm:

  • Thiên phủ (miền trời): Mẫu đệ nhất (mẫu Thượng Thiên) cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng mây mưa, gió bão, sấm chớp.

  • Nhạc phủ (miền rừng núi): Mẫu đệ nhị (mẫu Thượng Ngàn) trông coi miền rừng núi, ban phát của cải cho chúng sinh.

  • Thuỷ phủ (miền sông nước): Mẫu đệ tam (mẫu Thoải) trị vì các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp.

  • Địa phủ (miền đất): Mẫu đệ tứ (mẫu Địa Phủ) quản lí vùng đất đai, là nguồn gốc cho mọi sự sống.

 

Nguồn: https://tramtamlinh.com/