Theo tiến trình lịch sử dân tộc, phong tục thờ Mẫu (hay còn gọi là đạo Mẫu) được người Việt đi mở nước mang theo vào miền Trung và miền Nam.
Khi đến khai phá những vùng đất mối, tục thờ Mẫu của người Việt đã giao hoà với tín ngưỡng thờ Nữ thần Pô Nagar của người Chăm ở miền Trung để trở thành tục thờ Bà Mẹ Xứ Sở, rồi được Việt hoá thành Thánh Mẫu Thiên Yana (tức bà Chúa Tiên ở Huế, hay bà Chúa Ngọc ở Nha Trang), được các vua của triều đình phong kiến nhà Nguyễn sắc phong Thượng đắng thần và tặng thêm nhiều mĩ tự. về sau tiếp tục đi vào Nam Bộ để thành tục thờ bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, An Giang (do giao lưu với tín ngưỡng thờ nữ thần của người Chăm), và tục thờ Bà Đen do giao lưu với tín ngưỡng Chăm – Khơmer ở Tây Ninh mà thành.
Trên cơ sở tục thờ Mẫu của người Việt ở Bắc Bộ truyền vào Trung Bộ và Nam Bộ, giao hoà với tín ngưỡng thờ Nữ thần của người Chăm và một sô” yếu tố tín ngưỡng của người Khơmer, rồi được Việt hoá thành tục thờ Bà.
Suy cho cùng đều có nguồn gốc từ tục thờ Nữ thần của người Việt cổ (ở vùng quê hương đất tổ), nhằm phản ánh truyền thống coi trọng các bà mẹ, đồng thời còn phản ánh sự đề cao địa vị và vai trò của người phụ nữ trong xã hội cổ truyền ở nước ta xưa kia, đã trở thành truyền thống tốt đẹp góp phần tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc.
Cũng giống như tục thờ cúng tổ tiên, tục thờ phụng các anh hùng và các danh nhân văn hoá, tục thờ Mâu và tục thờ Bà, đều là những cách thể hiện nhận thức sâu sắc của nhân dân ta về quê hương đất nước và con người Việt Nam, để tăng thêm lòng tự hào kiêu hãnh về truyền thông lịch sử văn hoá dân tộc.
Cũng từ tục thờ Mẫu và thờ Bà đã hình thành nên tiểu hệ thống lễ hội tôn thờ các vị Thánh Mẫu hay Thánh Bà ở các ngôi đền, điện hay phủ tại nhiều làng xã trong cả nước từ Bắc vào Nam như: lễ hội Phủ Dầy (Nam Định), lễ hội Phủ Tây Hồ (Hà Nội), lễ hội Phủ Sòng (Thanh Hoá), và nhiều lễ hội đền thờ Mẫu khác ở Bắc Bộ; Lễ hội điện Hòn Chén (Huế), lễ hội Tháp Bà (Nha Trang), lễ hội vía Bà Chúa Xứ (Châu Đốc, An Giang), lễ hội vía Bà Đen (Tây Ninh), v.v…