Chúa Nguyệt Hồ còn gọi là Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ hay Chúa Bói Nguyệt Hồ. Gọi Chúa Nguyệt Hồ là Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ bởi Chúa là chúa thứ hai trong Tam vị Chúa Mường. Ngoài ra, Chúa Nguyệt Hồ còn gọi là Nguyệt Nga Công chúa.
Đền thờ Chúa Nguyệt Hồ ngự tại xã Hương Vĩ – Huyện Yên Thế – Tỉnh Bắc Giang. Đền thờ chúa còn có tên là Từ Linh Hồ Nguyệt.
Sự tích Chúa Nguyệt Hồ:
Về sự tích Chúa Nguyệt Hồ không được đồng nhất trong các tài liệu. Có tài liệu cho rằng Chúa Nguyệt Hồ là con nuôi Vua Hùng, có tài liệu cho rằng bà giáng thế từ thời Lê Trung Hưng. Dưới đây là trích dẫn tóm tắt một số tài liệu:
Tài liệu thứ nhất:
Bà chúa Nguyệt Hồ sinh tại đất Bắc Giang. Chúa có 3 chị em gái, Chúa Nguyệt Hồ là em út. Chị cả là bà Lê Hoa, là một nữ tướng thác tại Hữu Lũng khi bà tham gia trận đánh ở đó. Chị thứ hai là bà Như Hoa. Cả hai người chị của Chúa Nguyệt Hồ đều được dân gian thờ phụng.
Chúa Nguyệt Hồ khi 14 tuổi, bà được Quỷ Cốc Tiên Sinh nhận làm con nuôi và truyền cho bà các thuật chiêm tinh, bói toán và đặt tên hiệu cho bà là Nguyệt Hồ.Sau khi học được phép, bà dành đời mình làm phúc cho dân. Danh tiếng của bà lan đến tai vua. Vua bền truyền chỉ đưa bà về kinh. Mỗi lần ra trận nhà vua thường đến nhờ bà cho quẻ xem lành dữ.
Quỷ Cốc Tiên Sinh là người Tầu nên căm giận đã đem chôn sống bà làm thần giữ của và lập miếu thờ cho bà. Sau khi mất bà vẫn hiển linh giúp người.
Quỷ Cốc Tiên Sinh là người Tầu nên căm giận đã đem chôn sống bà làm thần giữ của và lập miếu thờ cho bà. Sau khi mất bà vẫn hiển linh giúp người.
Với tài liệu này lý giải Chúa Nguyệt Hồ được gọi là Chúa Bói Nguyệt Hồ.
Tài liệu thứ hai:
Vào đời vua Hùng Duệ Vương, quân Thục tràn sang xâm chiếm nước ta. Vua Hùng đẽ hạ chiếu tìm người tài giỏ khắp nước. Bấy giờ tại vùng Bo ( Yên Thế), có hai ông họ Cao và họ Quý ra ứng tuyển và được nhà vua phê duyệt. Hai ông đã tuyển mộ quân sĩ và luyện quân chờ giặc. Khi giao chiến, do thế giặc quá mạnh đành rút lui chờ thời. Sau một thời gian, hai ông kéo quân trở lại. Bị đánh bất ngờ, quân Thục thua to.
Sau khi thắng trận, nhà vua đã phong hai ông là Thượng Đẳng Phúc Thần và cho lập đền thờ nơi danh tướng đã đánh trận.
Chúa Nguyệt Hồ chính là con gái của Vị Tướng Họ Cao và được các triều Nguyễn phong là Nguyệt Nga Phu Nhân.
Sau khi thắng trận, nhà vua đã phong hai ông là Thượng Đẳng Phúc Thần và cho lập đền thờ nơi danh tướng đã đánh trận.
Chúa Nguyệt Hồ chính là con gái của Vị Tướng Họ Cao và được các triều Nguyễn phong là Nguyệt Nga Phu Nhân.
Sự tích này về Chúa Nguyệt Hồ được gắn với tên Nguyệt Nga Công chúa.
Tại sao Chúa Nguyệt Hồ còn được gọi là Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ.
Chúa Nguyệt Hồ là một trong ba Tam vị Chúa Mường. Dưới đây là vài nét về Tam Vị Chúa Mường:
1. Chúa Đệ Nhất Tây Thiên:
Chúa Đệ Nhất Tây Thiên có từ thời vua Hùng Vương. Bà có công tuyển quân giúp vua Hùng đánh giặc. Chúa Đệ Nhất Tây Thiên là người ban lộc bói toán.
Chúa Đệ Nhất Tây Thiên không có đền thờ chính. Bà được phối thờ trên đền Hùng, được phối thờ bên cạnh Quốc Mẫu Tây Thiên.
Chúa Đệ Nhất Tây Thiên không có đền thờ chính. Bà được phối thờ trên đền Hùng, được phối thờ bên cạnh Quốc Mẫu Tây Thiên.
2. Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ: Như đã nêu ở trên.
3. Chúa Đệ Tam Lâm Thao
Bà là con gái của Vua Hùng. Bà là người quản quân lương cho quân đội của Vua Hùng. Ngoài ra bà con giỏi chữa bệnh bằng thuốc nam. Đền thờ của bà tại Đền Lâm Thao, Việt Trì. Tục truyền nơi đây từng là kho lương của bà.
Trong Tam vị Chúa Mường thì Chúa Nguyệt Hồ là bà chúa danh tiếng hơn cả và hay về ngự đồng.
Trong Tam vị Chúa Mường thì Chúa Nguyệt Hồ là bà chúa danh tiếng hơn cả và hay về ngự đồng.
Có phải Chúa Nguyệt Hồ là Chúa Bói duy nhất không?
Chúa bói theo được thờ theo tín ngưỡng Tứ Phủ thì Chúa Nguyệt Hồ không phải là duy nhất. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất vẫn là Chúa Nguyệt Hồ và Chúa Cà Phê.
Chúa Cà Phê là bà chúa bói người Nùng, đền thờ Chúa Cà Phê ở Hữu lũng, Lạng Sơn.
Màu áo ngự đồng của Chúa Nguyệt Hồ
Khi ngự đồng, chúa Nguyệt Hồ thường mặc áo xanh, múa mồi. Đôi khi chúa ngự về còn dùng lá trầu quả cau để xem bói, phán bảo trần gian.
Cô bé Nguyệt Hồ
Có lẽ đến với Đền Nguyệt Hồ, chúng ta cũng nên nhắc đến Cô bé Nguyệt Hồ. Cô bé Nguyệt Hồ là Cô bé Bản đền.Cô bé Nguyệt Hồ được thờ trong cung Lầu Cô. Lầu Cô nơi đây thờ Cô bé Nguyệt Hồ và Cô Chín, Cô Bơ. Tương truyền Cô Bé Nguyệt Hồ rất linh thiêng.
Các cung thờ trong Đền Nguyệt Hồ
Đền bà chúa Nguyệt Hồ có lịch sử từ lâu đời, xưa ngôi đền có một cung đặt tượng thờ Nguyệt Nga công chúa và bài trí tượng thờ theo đạo thờ Mẫu, qua thời gian ngôi đền đã được nhân dân địa phương và các nhà hảo tâm công đức tu sửa tôn tạo nhiều lần thêm phần khang trang tố hảo.
Quần thể di tích hiện nay gồm các hạng mục công trình: Cổng đền, khu sân đền, hồ Nguyệt, khu đền chính gồm tòa đại bái và hậu cung, kiến trúc theo lối cổ truyền thống. Trong hậu cung đặt tượng Bà Chúa bản đền, chúa Nguyệt Hồ, tức Nguyệt Nga công chúa và bài trí tượng thờ theo đạo thờ Mẫu gồm hàng Thánh Mẫu tới hàng Quan, hàng Chầu, ông Hoàng, các Cô, Cậu và Đức Thánh Trần.
Chúa Nguyệt Hồ có nằm trong hệ thống tứ phủ hay không
Chúa Nguyệt Hồ, cũng như Tam Vị Chúa Mường không nằm trong hệ thống Tứ Phủ.