Thông qua các mối quan hệ giao lưu và tiếp biến văn hoá giữa nước ta với các nền vàn hoá lớn là Trung Quốc và Ân Độ, tổ tiên chúng ta đã tự điều chỉnh, ứng biến và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá của họ, để làm giàu thêm cho nét đẹp truyền thông và bản sắc văn hoá dân tộc.

Tuy nhiên, quá trình giao lưu này, có lúc diễn ra một cách hoà bình tự nguyện, tự giác. Song có khi rất kiên quyết chông lại sự cưỡng bức và áp đặt của kẻ thù xâm lược, muôn đồng hoá và xoá tên nước ta trên bản đồ thê giới. Điều đó đã được các nhà nghiên cứu về lịch sử văn hoá Việt Nam (hay Việt Nam học) trong nước và ngoài nước phải thừa nhận.

Nền văn hoá nước ta ở thời kỳ này đã có sự cân bằng tương đổi giữa các yếu tô nội sinh và ngoại sinh. Các yếu tố văn hoá nội sinh luôn giữ vai trò chủ đạo, làm hạt nhân cơ bản cho sựphát triển nền văn hoá dân tộc, và thúc đẩy tiến trình du nhập của các tôn giáo chính thống: Phật giáo, Đạo giáo, và Nho giáo từ Ấn Độ và Trung Quốc truyền vào Việt Nam.

Cả ba tôn giáo này muốn tồn tại được ở nước ta, thì chúng đều phải tự điều chỉnh, tự biến đổi sao cho phù hợp với tín ngưỡng dân gian bản địa.

Dưới thời Bắc thuộc, mặc dù sông trong cảnh nô lệ, để nêu cao lòng yêu nước, hướng về cội nguồn dân tộc, người Việt khi đó vẫn tiếp tục duy trì việc tổ chức các sinh hoạt văn hoá dân gian, nhất là các lễ hội truyền thông ở khắp các làng quê, nơi mà kẻ thù khó bề quản lí và kiểm soát hết được.

Có thể nói rằng, các làng xã của người Việt khi ấy không chỉ được coi là những pháo đài kiên cố chống giặc xâm lược, mà còn là những pháo đài vững chắc để chống lại sự đồng hoá về văn hoá của kẻ thù, và bảo tồn phát huy vốn di sản văn hoá bản địa, cùng với bản sắc dân tộc.