Người Việt ta từ nhở đến lớn, đến già nói chuyện với nhau đã quen tai nhưng nếu diễn giải cho người nước ngoài biểu đạt được đày đủ sắc thái ngôn ngữ kể cúng thật lý thú, ví dụ “Nhà tôi” dịch ra tiếng Pháp “Ma maison” thì người Pháp làm sao hiểu nổi!
Thời nay, vợ chồng trẻ xưng hô với nhau “Anh anh em em” âu yếm, thân thiết biết bao! dẫu chồng ít hơn dăm ba tuổi vẫn là anh. Lùi lại bốn mươi năm về trước, những gia đình ít; nhí&u được Âu hóa, vợ chồng gọi nhau bằng “Mình” cũng thể hiện được tình cảm đậm đà, gọi nhau bằng “Cậu, mợ” cũng thanh nhã. Nhưng những từ đó còn xa lạ với nông thôn, một số tân tiến muốn gọi nhưng vẫn còn ngượng ngừng với hàng xóm, chỉ thầm kín tở tình với nhau trong buồng, thở thẻ chỉ đủ hai người nghe với nhau.

Vợ chồng xưng hô với nhau

Cách gọi nhau bằng tên trồng không cúng là một bước cải tiến lớn, chứ như các cụ ngày xưa, thời còn trẻ chỉ gọi nhau bằng “Bố thằng cu”, “U nó, “Mẹ hĩm”… Người mới lấy nhau chưa có con, chồng chẳng có chức vị gì mà gọi, thì sao? Bí quá, có cô mới về làm dâu, muốn gọi chồng đang chơi bên hàng xóm về chẳng biết xưng hô ra sao bèn ra ngõ gọi thật to “Ai ơi! Về mà ăn cơm”. Từ “Ai” ở đây không phải là đại từ nghi vấn, hay đại từ phiếm chỉ mà có nghĩa là “Chồng tôi ơi!
Còn khi nói chuyện với người khách thì giới thiệu vợ mình hay chồng mình là “Nhà tôi”. Từ “Nhà tôi” thật là đậm đà gắn bó, “Mình” và “Tôi” tuy hai nhưng một. “Nhà tôi” tức là “Chồng tôi” hay “Vợ tôi” chứ không thể nói “Vợ anh”, “Chồng nó” là “Nhà anh, “Nhà nó”.
Vợ chồng nói chuyện với nhau thường hay nói trống không “Này! Ra tôi bảo!”, hoặc “Nào ai bảo mình”…