Wittgenstein cho rằng các tác giả trước ông đều chỉ nói loanh quanh, tranh cãi bát nháo, mà hoàn toàn không giải quyết được gì, nên không cần đọc họ. Ông chủ trương chỉ tập trung kiên trì xây dựng tư tưởng của mình.
Trong thư gửi Ludwig von Ficker (3), giám đốc một nhà xuất bản, để yêu cầu in quyển “Tractatus …” của ông, Wittgenstein viết đại ý như sau :
Tôi đặt hy vọng vào ông để xuất bản sách này. Ông không cần phải đọc, vì sẽ không thể nào hiểu nổi nó. Những gì trong đó quá xa lạ đối với ông. Với sách ấy, toàn bộ đạo đức học được vẽ lên, có thể nói là từ bên trong (1). Tuy nhiên, sách có hai phần, và phần quan trọng nhất lại chính là phần mà tôi không viết ra (2) … Nếu muốn, ông chỉ cần đọc phần dẫn nhập và phần kết luận là thừa đủ …
(1) Wittgenstein là một nhà luận lý học, nhưng coi đạo đức (éthique) như gắn liền với “logique”
(2) Theo Wittgenstein, đạo đức không thể được diễn bày, y hệt như thẩm mỹ (esthétique). Vì thế ông gộp chung đạo đức vào với thẩm mỹ, một phần vì tính chất ấy của cả hai.
(3) Ludwig Wittgenstein, Lettre 187, d’octobre ou novembre 1919 – Correspondance philosophique, traduction d’Elisabeth Rigal, (Gallimard,2015), p. 236-237.