Trong các tổ chức cộng đồng nguyên thuỷ trước đây, quan hệ giữa các thành viên được điều chỉnh bằng phong tục tập quán với tính cách là mô thức của hành vi, điểu chỉnh các quan hệ bình đẳng giữa các cá nhân trong xã hội. Đến giai đoạn nhất định, các tập quán đó đã không còn phù hợp nữa.

    Khi nhà nước được hình thành, quốc gia được xác lập, các quan hệ xã hội phát triển cả về phạm vi, mức độ và tính chất thì phong tục, tập quán không còn có khả năng để điều chỉnh được tất cả các quan hê xã hội. Để đáp ứng nhu cầu khách quan đó, một loại quy phạm mới, khác hẳn với phong tục tập quán đã ra đởi, đó là pháp luật. Theo đo vào cuối thời đại Hùng Vương, nhà nước xuất hiện thì đương nhiên pháp luật cũng ra đởi từ đó.

Sơ khai của quá trình hình thành pháp luật

Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng viên tướng Hán là Mã Viện tâu lên vua Hán Quang Vũ (Trung Quốc) rằng: “Luật Việt khác luật Hán hơn mưởi điều” (Hậu Hán thư). Luật Việt đó chắc chắn phải có trước thời Bắc thuộc, tức thời Vãn Lang-Âu Lạc.

    Qua sự phản ánh gián tiếp của truyền thuyết dân gian và sử sách cổ, có thể đưa ra giả thuyết về các nguồn gốc pháp luật của Nhà nước Văn Lang-Âu Lạc như sau:

– Pháp luật tập quán: Tập quán pháp giữ vai trò chủ đạo và phổ biến nhất. Trước hết, đó là một số tập quán vốn có từ thời nguyên thuỷ và được bảo đảm thực hiện không chỉ bằng sự tự nguyện mà cả bằng biện pháp cưỡng chế của quyền lực nhà nước. Tập quán pháp này điều chỉnh nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội, như quan hệ sở hữu, chiếm hữu và sử dụng ruộng đất, các quan hệ về trật tự an toàn xã hội… Loại tập quán thứ hai mà từ trước đến nay ít được nhắc tới là tập quán chính trị, được hình thành trong quá trình vận hành bộ máy nhà nước và điều hành xã hội, như tập quán truyền ngôi của vua và các chức quan cho con cái, tập quán cống nạp, “ăn ruộng”…

    Lệ của công xã nông thôn cũng là một loại tập quán pháp, khi những lệ đó được nhà nước mặc nhiên thừa nhận và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của tổ chức công xã. Công xã nông thôn vừa là cơ sở kinh tế-xã hội của nhà nước, vừa mang tính tự quản nên các lệ của công xã nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong đởi sống chính trị xã hội bấy giờ.

– Pháp luật khẩu truyền: Ý chí của ngưởi thống trị đối với xã hội nhiều khi được ban ra bằng miệng và không được ghi bằng văn bản.