Vợ chồng đã ly hôn một thời gian, sau cùng nhau thỏa thuận nối lại, hoặc chưa chính thức ly hôn nhưng người đàn bà bỏ chông ra đi nay muốn trở về, không gọi là tái giá, nhưng; trước khi trở vê phải làm lễ tại gia trên nhà chồng và cha mẹ chồng. Điều này không quy định đối với chàng rể và cha mẹ vợ.

         Xét theo phong tục cổ truyền và luật lệ phong kiến đối với các vụ ly hôn có nhiêu điểm bất công đối với phụ nữ, luật hôn nhân mới đã bãi bỏ những điểm bất công đó, thể hiện trong các khoản về quyền lợi trách nhiệm nuôi con và chia tài sản công bằng hợp lý hơn. Trường hợp tái giá sau khi góa chồng xét theo thủ tục xưa có nhiều điểm thể hiện được tínhthủy chung, đạo nghĩa làm vợ làm dâu, song thời bạn đời chờ ba năm tang mới được tái giá thì quá câu nệ khắt khe, ảnh hưởng không hay tới thân phận người đàn bà cần phải sớm bước đi bước nữa, sớm ổn định cuộc sống gia đình tương lai,có khi còn ảnh hưởng tới thân phận con cái của người chồng cũ đang thơ dại cần người san bớt gánh nặng, làm dịu bớt nỗi lo buồn của mẹ góa con côi.

Người đàn bà đi bước nữa

         Ngay từ ngày xưa tục lệ này ở nhiều vùng cũng đã được nới rộng không nhất thiết chờ mãn tang mới tái giá, Nhưng không nên quá vội vã thiên hạ sẽ chê cười là chồng chết chưa xanh cỏ “Quạt nìố, đập săng” chế liễu người đàn bà không chung tình vẹn nghĩa vợ chồng.

         Chuyện kể rằng: Có hai người đàn bà, một người sau khi chồng chết ngày nào cũng đến bên mộ chồng vừa quạt mộ vừa khóc lóc thảm thiết. Thiên hạ đi qua ai cũng bùi ngùi cảm động khen ngợi chonày thương chồng vô hạn. Song dò hỏi kỹ mới bì biết chị ra ngôi quạt mộ, mong cỏ đắp mộ chồng chóng xanh vì  trở lại, để chị chóng được đi lấy chồng khác, kẻo mang tiếng với đồi là chồng chết chưa xanh cỏ đã vội lấy chồng khác. Lại một người đàn bà khác thề thốt nặng lời khi chồng còn sống nhưng khi chồng chết chưa kịp chôn cất đã bắt tình với bạn của chồng. Không ngờ khi đập sàng ra mới biết là chồng giả chết để thử lòng chị ta.