Cấm hay hạn chế ăn thịt được thấy rõ nhất trong truyền thống Ấn Âu, ở đây thể hiện qua triết gia cổ Hy Lạp Plutarque. Ở một đoạn khác ông cũng nhắc đến Pythagorre, thủ lãnh một trường phái quan trọng, và cũng là một người ăn chay … Một chi tiết : đoạn văn này từng là một đề thi Tú Tài ở Pháp …
§§§§§§§§§
(…) Người ta cho rằng con người ăn thịt là phù hợp với tự nhiên. Nhưng chúng ta đều thấy điều ấy rất vô lý, vì cơ thể chúng ta hoàn toàn không giốngi bất cứ giống vật ăn thịt nào. Con người không có mỏ diều hâu, không có móng vuốt, không có bộ răng bén nhọn, và bộ phận tiêu hóa của nó không đủ năng lượng để biến cải một thức ăn năng nề như thịt, thành chất bổ dưỡng . Ngược lại, thiên nhiên cho chúng ta một bộ răng khắn khít, khoang miệng nhỏ nhắn, cái lưỡi mềm dịu, năng lượng tiêu hóa vừa phải, như muốn hướng chúng ta đến một loại thức ăn khác. 
Giả sử các ngươi vẫn ngoan cố cho rằng thiên nhiên đã tạo nên các ngươi để ăn thịt, thì tại sao các người không tự giết súc vật để ăn, với chính bàn tay các ngươi, mà không dùng đến dao, búa ? Hãy thử làm như lang sói, như gấu, hay sư tử, tự giết những con vật mình muốn ăn. Hãy há to miệng, nhe răng cắn vào con bò, con heo, con thỏ, hay con cừu non kia, hãy xé chúng thành từng mảnh, rồi, như loài thú dữ, ăn sống chúng !
Thật vậy, nếu mà, để dám ăn chúng, ngươi cần phải đợi cho chúng chết đi, vì kinh tởm trước việc sát hại một cơ thể sống động, thì tại sao các ngươi lại cứ phải súc phạm đến thiên nhiên bằng việc ăn thịt ? 
Rồi tại sao, ngay cả khi con vật đã chết, ngươi không dám ăn nó trong nguyên trạng ? Tại sao lại phải mượn ngọn lửa để nướng nó lên, hay nấu sôi nó ? Rồi còn làm cho nó biến chất bằng những gia vị, thậm chí bằng rượu, thuốc, để xóa đi sự gớm ghiếc của giết chóc, như thể muốn lừa dối cảm giác của mình với những hóa trang ấy, để nó không còn nhận ra được mùi vị thật của loại thức ăn vô cùng quái gở này (…) 
Plutarque – Oeuvres Morales – Sur l’Usage des Viandes