Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán xâm lược, xác lập nền độc lập dân tộc, chấm dứt hơn 10 thế kỉ đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Hoa (còn gọi là thời kì Bắc thuộc). Trong hơn 10 thế kỉ đó, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc không ngừng diễn ra và đã thu được những thắng lợi cụ thể trong từng thời kì. Nhà nước và pháp luật trong thời kì này có những đặc điểm riêng:

    Có sự tồn tại của chính quyền đô hộ và pháp luật của các chính quyền đó đồng thời trong những thời đoạn nhất định lại có sự đan xen tồn tại của những chính quyền tự chủ và pháp luật của chính quyền tự chủ, thành quả của các phong trào đấu tranh giải phóng của nhân dân ta.

Bộ máy chính quyền đô hộ của phong kiên Trung Quốc với nước ta

BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN ĐÔ HỘ CỦA PHONG KIẾN TRUNG QUỐC Ở NƯỚC TA

Tổ chức bộ máy chính quyền đô hộ

    Căn cứ vào không gian trực trị, có thể chia quá trình diễn biến của tổ chức bộ máy chính quyền đô hộ thời Bắc thuộc làm hai giai (1). Nhà Triệu (179 tr.CN – 111 tr.CN), Nhà Tây Hán (111 tr.CN – 8 S.CN), Nhà Tấn (8 – 23),’ Đông Hán (23 – 40 và 43 – 220), Nhà Ngô (220 – 263 và 271 – 280), Nhà Ngụy (263 – 265) Nhà Tấn (265 – 271 và 280 – 420), Nhà Tống (420 – 477), Nhà Tề (477 – 501) Nhà Lương (502 – 544), Nhà Tùy (603 – 618), Nhà Đường (618 – 905) và Nam Hán (930 – 931).

Giai đoạn chính:

–   Giai đoạn từ năm 179 tr.CN – 40: Chính quyền đô hộ mới chi tổ chức được bộ máy trực trị tới cấp quận.

–   Giai đoạn từ năm 43 trở đi: Chính quyền đô hộ tổ chức bộ máy trực trị tới cấp huyện.

Tổ chức bộ máy chính quyền đô hộ giai đoạn 179 tr.CN-40

   Triệu Đà là ngưởi Hán, vốn là một viên huyện lệnh của nhà Tần. Năm 206 ư.CN, nhà Tần bị nhà Hán thay thế. Nhân cơ hội đó, Triệu Đà thành lập nước Nam Việt, gồm ba quận cực Nam của nhà Tần trước đó, tự xưng là Nam Việt Vũ Vương, đóng đô ở Phiên Ngung (thuộc Quảng Châu), tuyệt đại bộ phận cư dân của nước này thuộc tộc ngưởi Việt. Cách tổ chức bộ máy nhà nước của Nam Việt phởng theo mô hình của nhà Tần trước đó và nhà Hán đương thời. Nam Việt chia nước thành các quận, huyện đứng đầu là thái thú, huyện lệnh. Sau khi chinh phục nước Âu Lạc, lật đổ triều đình An Dương Vương, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào nước Nam Việt.

    Lãnh thổ Âu Lạc cũ bị chia làm hai quận là Giao Chỉ (Bắc Bộ) và cửu Chân (Thanh-Nghệ-Tĩnh). Trông coi hai quận không phải là các thái thú mà là hai viên quan điển sứ đại diện triều đình Phiên Ngung, là sứ giả của Vua Triệu. Giúp việc quan điền sứ có một số quan chức ngưởi Hán và ngưởi Việt cùng một số lực lượng quân đội đồn trú ở hai quận như chức “tả tướng” là chức quan võ giúp quan điển sứ kiềm chế các lạc tướng ngưởi Việt và dân Âu Lạc.