Cậu con thứ của tôi, bỗng quay lại phía chú, đột ngột hỏi:
-Vua ban rằng “Hiếu hạnh” gì gì đó có đúng đối tượng không chứ? Hãy lại nghe dưới tâu báo lên, chỉ phong cho bọn lắm tiền, khéo nịnh, để được ăn khao cho to? Chứ ạ, ngày xưa các cụ ngốc lắm: “Đức Đại thánh họ Ngu vua Thuấn” thì đúng là không khôn: “Hiếu với cha mẹ đã đành một nhẽ, chứ với mụ dì ghẻ cay nghiệt như kiểu mẹ con con Cám, gặp phải cháu thì ăn đấm chứ đừng hòng “Trăm cay đắng một niềm ngọt ngào”. Đời nhà ai, có người chôn con nuôi mẹ như Bán Quách Cự mà cũng được “thơm nghìn muôn thu”. Đáng lý ra triều đình phải nghiêm trị. tội giết người, hơn nữa lại là tội giết hại trẻ em. Cuối cùng chú em quay sang hỏi tôi:
– Theo ý anh, thế nào là “Có hiếu”, thế nào là “Bất hiếu”. Giữa hai đứa con, anh chọn đứa nào, một như cháu đây: Con nhà nghèo, mới 4,5 tuổi đã biết giành phần ngon về cho mẹ, một là đứa giàu sang, không đúng ngày giỗ cha cũng lấy cớ bịa ra ngày giỗ, cỗ bàn linh dinh để khoản đãi, cầu cạnh với kẻ cao sang, làm ra vẻ người con chí hiếu, trong khi đó thì hắt hủi người mẹ quê mùa, lam lũ nghèo hèn như trong chuyện “Báo chiếu cha” của Nguyễn Công Hoan. Thế nào, giữa “Lục Tích nhà ta” mặc dù có lúc còn hỗn láo bướng bỉnh và nhân vật “Chủ hãng ô tô con cọp” của Nguyễn Công Hoan, anh chọn đứa nào ?
-Vua ban rằng “Hiếu hạnh” gì gì đó có đúng đối tượng không chứ? Hãy lại nghe dưới tâu báo lên, chỉ phong cho bọn lắm tiền, khéo nịnh, để được ăn khao cho to? Chứ ạ, ngày xưa các cụ ngốc lắm: “Đức Đại thánh họ Ngu vua Thuấn” thì đúng là không khôn: “Hiếu với cha mẹ đã đành một nhẽ, chứ với mụ dì ghẻ cay nghiệt như kiểu mẹ con con Cám, gặp phải cháu thì ăn đấm chứ đừng hòng “Trăm cay đắng một niềm ngọt ngào”. Đời nhà ai, có người chôn con nuôi mẹ như Bán Quách Cự mà cũng được “thơm nghìn muôn thu”. Đáng lý ra triều đình phải nghiêm trị. tội giết người, hơn nữa lại là tội giết hại trẻ em. Cuối cùng chú em quay sang hỏi tôi:
– Theo ý anh, thế nào là “Có hiếu”, thế nào là “Bất hiếu”. Giữa hai đứa con, anh chọn đứa nào, một như cháu đây: Con nhà nghèo, mới 4,5 tuổi đã biết giành phần ngon về cho mẹ, một là đứa giàu sang, không đúng ngày giỗ cha cũng lấy cớ bịa ra ngày giỗ, cỗ bàn linh dinh để khoản đãi, cầu cạnh với kẻ cao sang, làm ra vẻ người con chí hiếu, trong khi đó thì hắt hủi người mẹ quê mùa, lam lũ nghèo hèn như trong chuyện “Báo chiếu cha” của Nguyễn Công Hoan. Thế nào, giữa “Lục Tích nhà ta” mặc dù có lúc còn hỗn láo bướng bỉnh và nhân vật “Chủ hãng ô tô con cọp” của Nguyễn Công Hoan, anh chọn đứa nào ?
Dường như để tránh dung dưỡng cho với điều không phải, chứ em tôi quay lại, nhỏ nhẻ bảo cháu:
– Cháu ạ, cháu có thể tranh luận với cha mẹ nhưng phải lễ độ, từ tốn, phải biết lựa lời, chọn lúc, tuyệt đối không được có thái độ nóng rảy, cáu gắt, hỗn láo, nhất là khi có khách, khi ra đường, giữa công chúng, hoặc trước mặt vợ con đừng để ông bà trên bàn thờ quở mắng bố mẹ cháu rằng không biết dạy con, đừng để vợ con cháu, em út cháu khinh nhờn bố mẹ cháu, tất nhiên cũng khinh nhờn cả cháu. Sau này cháu sẽ rõ: Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ.
Từ nãy đến giờ nhà tôi chỉ ngồi nghe, bây giờ mới lên tiếng: “Nghe cha con, chú cháu nhà ông nói thì ai cũng có lý”!
Xin mượn câu nói đó làm câu kết cho bài này.